Xương 3D “cứu” xương hỏng

(khoahocdoisong.vn) - Sau vài tháng chụp chiếu, tái tạo lại kích thước hình dạng xương sên bằng công nghệ in 3D, các bác sĩ Việt Nam đã thực hiện ca phẫu thuật chưa từng có thay xương khớp vùng cổ chân cho bệnh nhân bị hoại tử. Đây cũng là ca thay xương sên đầu tiên tại Đông Nam Á. Kỹ thuật này mở ra hướng điều trị vượt bậc cho từng bệnh nhân bị các bệnh lý xương khớp nặng.

Bà Bùi Thị H. (52 tuổi, Gia Lai) bị tai nạn xe máy cách đây 6 năm làm gẫy xương sên (xương chính ở cổ chân) làm nhiều mảnh. Bà đã được phẫu thuật đóng đinh tuy nhiên ổ gãy không liền dẫn đến tình trạng xương cổ chân bà thoái hóa, biến dạng. Từ đó đến nay, cuộc sống của bà gắn liền với các loại thuốc giảm đau. 

May mắn ngày 11/3, bà đã được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thay xương sên nhân tạo. Sau 1 ngày bà đã bớt đau tập đi lại được.

Bệnh nhân tập đi lại sau 1 ngày thay xương.

Bệnh nhân tập đi lại sau 1 ngày thay xương.

Trước đây, phương pháp điều trị khi bị hoại tử xương sên là lấy bỏ xương sên và hàn các khớp còn lại của cổ chân thành một khối duy nhất với mục đích giảm đau, nhưng bệnh nhân sẽ mất đi hoàn toàn khả năng vận động cổ chân, không thể đi lại linh hoạt được nữa.

Xương sên hỏng và xương sên được tái tạo.

Xương sên hỏng và xương sên được tái tạo.

GS.TS Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật khớp và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, đứng trước trường hợp di chứng chấn thương vô cùng phức tạp của bà H., ekip các bác sĩ đã đưa ra quyết định đầy táo bạo: Loại bỏ xương sên đã hỏng và thay xương sên nhân tạo bằng vật liệu kim loại titan – một ca phẫu thuật chưa từng có tại Việt Nam.

Tạo hình xương trên hình ảnh 3D.

Tạo hình xương trên hình ảnh 3D.

“Xương sên tuy là một bộ phận nhỏ của bàn chân nhưng lại hỗ trợ nhiều trong việc nâng đỡ và chịu áp lực từ cơ thể. Cấu tạo xương sên có cấu trúc không gian 3 chiều, lồi lõm phức tạp nên xương sên nhân tạo phải được làm riêng cho từng bệnh nhân theo đúng giải phẫu một cách chính xác nhất. Chúng tôi đã phải chuẩn bị trong vòng vài tháng để chụp chiếu, tái tạo lại kích thước hình dạng xương sên của bệnh nhân bằng công nghệ in 3D, đảm bảo xương sên nhân tạo phải đúng y như thật”, GS.TS Trần Trung Dũng chia sẻ.

Sau khi tái tạo xương xong, sau 180 phút cân não, các bác sĩ đã thành công lấy bỏ phần xương hỏng và thay thế hoàn toàn cho bà H. Xương sên mới bằng vật liệu nhân tạo tương thích sinh học, đồng thời vẫn giữ nguyên được các cấu trúc vận động khác của cổ chân.

“Xương sên nhân tạo này được chế tạo bằng công nghệ in 3D trên vật liệu hợp kim titan với mặt khớp bằng nhựa PolyEthylen; xương được thiết kế riêng theo chỉ số giải phẫu của bà H. nên giống hệt như xương lành. Ngoài ra, trong mổ chúng tôi sử dụng hệ thống định vị robot Artis Pheno để có thể đặt xương sên ở vị trí tối ưu”, GS.TS Trần Trung Dũng cho biết thêm.

Theo KH&ĐS
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top