Dưới đây là một số mẹo hay được các chuyên gia Viện nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc khuyên dùng.
Ngọn rau răm giã nát đắp chỗ rắn cắn để hút nọc độc của rắn.
Dưới đây là một số mẹo hay được các chuyên gia Viện nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc khuyên dùng để xử lý nhanh côn trùng, rắn cắn .
Mẹo khi bị côn trùng cắn
Khi bị các loại côn trùng như: sâu róm, kiến, muỗi, bọ chét… tấn công bạn có thể dùng đến các vật dụng sinh hoạt hằng ngày sẵn có trong nhà để làm dịu cơn ngứa và sưng phồng rộp như: kem đánh răng, rượu, nước đá, nước cốt chanh, lá mướp, lá hành hay hành tây thái lát, hoặc dấm ăn thoa đều lên vết côn trùng cắn, dùng tỏi và hành tây thoa khi bị muỗi đốt sẽ giúp giảm ngứa hiệu quả tức thì.
Mẹo trị ong đốt
Khi bị 2 con vật trên đốt bạn dùng 1 ít dầu hỏa với bột kiềm bôi lên vết thương. Dùng dầu gió xanh thoa đều lên vết cắn sẽ giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra còn nhiều cách trị ong đốt như: lấy sữa mẹ, dung dịch amoniac loãng bôi lên vết thương rất hiệu quả.
Mẹo hay trị rết cắn
Dùng nước muối rữa vết thương sẽ hết nếu nhẹ. Ngoài ra có thể dùng một trong các bài thuốc này để xử lý:
Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp; Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp; Dùng 3 đến 4 tép tỏi đập nát để đắp lên vết cắn có tác dụng giảm đau nhanh chóng; Lấy hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn; Lấy cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi;
Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi; Dùng rau sam giã nát, đắp vào chỗ rết cắn; Dùng vừng nghiền nát, đắp vào vết thương; Hạt mướp đắng giã nhuyễn để đắp hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau; Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn.
Mẹo hay “lấy độc trị độc” trị rắn, rết cắn (loài không độc)
Khi bị cắn lấy ngay 5 củ hành tăm, lá ớt, giã nhỏ đắp nơi bị rắn rết cắn, hết nhức thì tháo bỏ đi. Ngày làm 1 – 2 lần đến khi hết đau, thường thì 15- 30 phút là hết đau, 2 – 3 giờ khỏi. Hành tăm có tác dụng giải độc thông kinh lạc, lá ớt có tác dụng hoạt huyết, sát trùng lợi tiểu. Trường hợp nặng thì sơ cứu và hút máu độc ra và chuyển tới bệnh viên ngay.
Khi bị rắn cắn có thể lấy khoảng 20 ngọn rau răm, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã còn lại dùng đắp vào chỗ rắn cắn để hút nọc độc của rắn. Khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu garo trên vị trí rắn cắn, trích rạch chỗ rắn cắn, dùng ống giác hoặc hạt giót màu đỏ tươi áp vào chỗ rạch để hút máu bầm, giã mịn 20g lá Kim vàng (lá bánh tẻ) và 5g Phèn chua lọc nước cho bệnh nhân uống, cứ 15 – 30 phút uống một lần, sau đó 2 giờ uống một lần, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà thôi uống khi thấy bệnh trạng đã ổn định, thường là sau 2 –3 ngày.
Nếu vết thương nhiễm trùng thì dùng kháng sinh. Tiếp theo dùng tám loại lá cây: Bạch hoa xà, Kim hoàng, Nam thiên hoa phấn, cây nổ lá nhỏ, lá bàn biển, lá trầu lương, đọt thơm non, lá bồ ngót, mỗi loại lá hái độ một nắm tay người, giã nhỏ hòa với nước cho uống ngay, nếu bệnh nhân nào không há miệng được phải cạy miệng hoặc đặt ống đổ thuốc vào cơ thể kịp thời.
Nhật Nam (Theo Viện nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc)