Xử lý ngứa da quy đầu ở trẻ

Trẻ dưới 7 tuổi nếu bị đỏ hay ngứa quy đầu và da quy đầu thì chỉ cần thoa kem vitamin E hay thuốc mỡ kháng sinh.

Hỏi: Con tôi 7 tuổi, cháu hay bị ngứa da quy đầu, nên xử lý thế nào?

Vũ Thị Lý (Nam Định)

Ảnh minh họa.

BS Ngô Văn Tuấn, Phòng khám đa khoa Lý Nam Đế, Huế: Trẻ dưới 7 tuổi nếu bị đỏ hay ngứa quy đầu và da quy đầu thì chỉ cần thoa kem vitamin E hay thuốc mỡ kháng sinh. Đừng cố gắng tuột da quy đầu. Những kích ứng này sẽ mất đi sau vài ngày.

Thỉnh thoảng những trẻ hiếu động có thể để cát bụi lọt vào da quy đầu còn đang để hở. Những dị vật này nằm giữa da quy đầu và quy đầu sẽ gây cảm giác khó chịu. Nếu da quy đầu đã có thể tuột một phần hay hoàn toàn thì bố mẹ có thể tuột thật nhẹ nhàng da quy đầu và rửa sạch vùng này bằng nước ấm.

Nếu da quy đầu không thể tuột được hay bị sưng thì đừng cố tuột xuống. Nếu cố tuột xuống thô bạo thì có thể gây những vết rách nhỏ ở da quy đầu. Điều này có thể gây đau, chảy máu, dễ nhiễm trùng.

Nếu tổn thương lặp lại nhiều lần thì có thể tạo nên sẹo hẹp vòng quanh miệng da quy đầu và càng không thể tuột da quy đầu được.

Xử trí bằng cách rửa sạch vùng này và thoa một loại thuốc bôi trơn dịu da như kem steroid, vaseline vào quy đầu và những vùng đã lộ ra, rồi tuột lên thật nhẹ nhàng.

KT (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top