Kỷ tử chữa vô sinh nam

Kỷ tử vị ngọt, tính bình, vào ba kinh phế, can, thận có tác dụng bổ thận, nhuận phế, dùng để chữa di tinh, mộng tinh…
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/ky-tu-t11.jpg

Kỷ tử (câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, khủ khởi) là một cây thuốc quý, dạng cây bụi mọc đứng, phân cành nhiều, cao 0,5 – 1,5m.

Cành mảnh, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá nguyên nhẵn, mọc cách, một số mọc vòng, cuống lá ngắn, phiến lá hình mũi mác, hẹp đầu ở gốc. Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa mọc chụm lại.

Đài nhẵn, hình chuông, có 3 – 4 thùy hình trái xoan nhọn, xẻ đến tận giữa ống. Tràng màu tím đỏ, hình phễu, chia 5 thùy hình trái xoan tù, có lông ở mép. Nhị 5, chỉ nhị hình chỉ đính ở đỉnh của ống tràng, dài hơn tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy nhẵn dài bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi.

Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ sầm, hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều hình thân dẹp. Ra hoa từ tháng 6 – 9, có quả từ tháng 7 – 10.

Bộ phận dùng làm thuốc là quả khô rụng, hình bầu dục dài khoảng 0,5 – 1cm, đường kính khoảng hơn 0,2cm. Vỏ quả màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài nhăn teo bên trong có nhiều hạt hình tạng thận màu vàng, có một đầu có vết của cuống quả, không mùi, vị ngọt hơi chua, sau khi nếm nước bọt có màu vàng hồng.

Thành phần chủ yếu có Betain, nhiều loại axit amin, polysaccharid, vitamin B1, B2, C, axit nicotinic, Ca, P, Fe… Tính vị: Vị ngọt, tính bình, vào ba kinh phế, can, thận.

Tác dụng: Bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân cốt, mắt mờ, di mộng tinh.

Chủ trị: Các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, tiêu khát (tiểu đường), chóng mặt huyết hư, thắt lưng đau, di tinh, tiểu đường…

Di tinh: Kỷ tử 12g, ngũ vị tử 8g, nhục thung dung 8g, can khương 8g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Nam giới sinh dục suy yếu vô sinh: Mỗi tối nhai 15g kỷ tử, liên tục 1 tháng, thường sau khi tinh dịch trở lại bình thường, uống thêm 1 tháng. Trong thời gian uống thuốc, kiêng phòng dục.

Thận hư, tinh thiếu, lưng đau, vùng thắt lưng đau mỏi: Kỷ tử, hoàng tinh, 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện mật làm viên, mỗi lần 12g, ngày uống 2 lần với nước nóng.

GS.TS Dương Trọng Hiếu

(Viện Y học Cổ truyền T.Ư)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top