Xoa bóp chữa bong gân khớp cổ tay

(khoahocdoisong.vn) - Khớp cổ tay rất dễ bị tổn thương. Khi bị bệnh cần tiến hành biện pháp tổng thể: xoa bóp, bấm huyệt và đắp thuốc.
Chấn thương khơp co tay.

Chấn thương khơp co tay.

Trong khi tập thể dục hoặc lao động, nếu bất ngờ bị ngã mà dùng bàn tay chống mạnh xuống đất thì rất dễ bị bong gân.

Triệu chứng: Thường là đau, sưng phù, không dám động mạnh, hoạt động bị hạn chế, một số chỗ bị ấn đau rõ rệt. Nếu gập lòng bàn tay thì mặt lưng sẽ thấy đau, tức là cơ duỗi hoặc dây chằng mặt lưng cổ tay bị thương. Ngược lại là cơ gập hoặc dây chằng mặt lòng bàn tay bị tổn thương. Nếu nghiêng khớp cổ tay về phía mặt trụ thì mặt trụ thấy đau, tức là sụn tam giác bị tổn thương. Nếu đau mặt quay tức là dây chằng phụ mặt quay bị tổn thương. Ngược lại là dây chằng  mặt trụ bị tổn thương. Nếu hoạt động ở mọi phương hướng đều thấy đau thì có nghĩa là bị tổn thương tổng hợp dây chằng và các cơ xung quanh.

Cần đặc biệt chú ý là nếu sau khi khớp cổ tay bị tổn thương mà xuất hiện biến dạng, sưng và đau, có thể đã bị gãy xương, cần phải xử lý theo hướng khác.

Huyệt điều trị: Hợp cốc, thống điểm (chỗ ấn vào thấy đau). Bàn tay sưng đau, thêm tinh linh, uy linh, lao cung.

Xoa bóp: Bệnh nhân ngồi ngay ngắn trên ghế vuông, thày thuốc đứng đối diện. Dùng ngón cái day ấn chỗ đau khớp cổ tay vài lần. Dùng ngón cái gạt ngang chỗ đau vài lượt. Một tay ấn lên điểm đau ở cổ tay , tay kia nắm lấy 4 ngón tay, làm động tác gập duỗi, quay vài lần.

Phép lắc cổ tay: Một tay nắm phần trên cổ tay, tay kia nắm lấy các ngón tay và làm động tác gập lần theo chiều kim đồng hồ.

Phép kéo giãn ngón tay: Một tay nắm lấy cổ tay, tay kia dùng ngón trỏ và ngón ngửa kẹp lấy các khớp giữa ngón tay bệnh nhân và kéo nhanh về phía đầu ngón, có thể nghe tiếng kêu của khớp ngón bàn tay, mỗi khớp kéo một lần. Lấy huyệt: Khúc trì, thủ tam lý, ngoại quan, dương khê, đại lăng, hợp cốc. Các thủ pháp trên có tác dụng chỉnh nắn gân cốt, giảm đau tiêu sưng.

Tự xoa bóp, tẩm quất: Dùng gốc bàn tay xoa xát cổ tay 20 - 30 lần; Dùng các ngón tay day nắn cổ tay mặt lưng và bụng. Dùng ngón cái gạt day các cơ dây chằng xung quanh khớp cổ tay. Chủ động gập, duỗi quay tròn khớp cổ tay. Dùng ngón tay cái điểm day các điểm đau cổ tay từ 20 - 30 lần. Các thủ pháp trên sáng tối mỗi ngày làm một lượt.

Chú ý: Tránh cho vật nặng đè lên cổ tay và các động tác xoay chuyển cổ tay.

Thuốc đắp

Lá ngải cứu tươi xào nóng với giấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào chỗ đau, để khoảng 30 phút đến 1 giờ.

Rễ hẹ 100g, giấm 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mỳ 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mỳ vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1 - 2 lần.

Lương y Hoàng Duy Tân (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top