Vụ công an giải cứu bé gái bị “bắt vợ” gây tranh cãi mạng xã hội

Vụ việc một chiến sĩ công an "giải cứu" bé gái người H' Mông đang bị “bắt vợ” gây ra nhiều tranh cãi. Vậy tục “bắt vợ” như thế nào mới là đúng?

Tập tục gây tranh cãi

Như tin đã đưa, sáng 8/2, mạng xã hội Facebook xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh một bé gái được cho là người H' Mông bị nam thanh niên "khống chế" để "bắt vợ" theo hủ tục của người vùng cao. Cô bé trong clip tỏ ra rất khó chịu với sự đeo bám của nam thiếu niên. Rất may mắn, một chiến sĩ công an đã xuất hiện giải cứu cô bé. Tuy nhiên, sự việc sau đó đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng, một bên là tôn trọng luật tục, một bên là ủng hộ xóa bỏ hủ tục.

cong-an.gif

Theo tranh luận trên mạng xã hội, nhiều ý kiến đồng tình với việc công an giải cứu bé gái. Phần lớn ý kiến không tán thành cách kéo vợ thô bạo trong clip, cho rằng hủ tục này nên bị dẹp bỏ, cần tuyên truyền cho người dân hiểu về pháp luật để tránh những sự việc đáng tiếc tương tự, vi phạm quyền lợi của các bé gái và phụ nữ.

- Thực chất "bắt vợ" của người H' Mông là hai bên nam, nữ đều đủ tuổi kết hôn, không vi phạm điều cấm của pháp luật và trước khi cô gái cùng người yêu về nhà làm vợ, chồng đều xin ý kiến cha mẹ đồng ý và sau đó thực hiện các nghi lễ cưới hỏi.

- Tục lệ thì vẫn phải tôn trọng pháp luật. Tục lệ mà có thể tạo kẽ hở cho những kẻ lạm dụng trẻ em hay bắt cóc phụ nữ công khai thế này thì cần phải bỏ.

Ông Thào Seo Sình, nguyên Phó Giám đốc hệ Phát thanh dân tộc, Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết, có 3 hình thức để tiến tới hôn nhân trong cộng đồng người H' Mông: Hứa hôn, cầu hôn và kéo vợ. Trong đó, kéo vợ là hình thức được người H' Mông lựa chọn nhiều và cũng là hình thức gây tranh cãi nhiều nhất.

Có ý kiến cho rằng, đây là hủ tục, khiến cho người phụ nữ lép vế, không được tôn trọng nhưng ông Sình khẳng định: “Tục kéo vợ được nhiều người hiểu theo nhiều góc độ khác nhau, có người còn hiểu sai thành bắt vợ, cướp vợ, là tập tục lạc hậu... Tuy nhiên, nhìn từ góc độ văn hóa thì tục kéo vợ của người Mông là một nét văn hóa riêng mang tính nhân văn sâu sắc”.

Phụ nữ được kéo mới là “có giá”

Trên thực tế, người Mông chọn hình thức kéo vợ khi đôi nam nữ yêu nhau, muốn tiến tới hôn nhân nhưng nhà gái không đồng ý, vì nhiều lý do khác nhau; hoặc nhà gái thách cưới quá cao; đôi nam nữ yêu nhau, muốn tiến tới hôn nhân nhưng phía nữ còn phân vân, hoặc người con gái muốn cao giá, chủ động đề nghị người yêu kéo mình.

Để thực hành kéo vợ, đôi nam nữ yêu nhau sẽ hẹn nhau tại một địa điểm nào đó để chàng trai tới kéo. Trước khi kéo vợ, chàng trai báo cho bố, mẹ mình chuẩn bị lễ vật sẵn rồi rủ thêm một vài người bạn thân đi tới nơi hẹn người yêu. Khi đến nơi, người con trai cầm tay cô gái kéo đi một đoạn, sau đó hai người dẫn nhau về nhà. Các bạn của chàng trai có vai trò là người chứng kiến.

Trước khi cô gái bước vào nhà, bố hoặc mẹ của chàng trai cầm con gà trống choai vờn từ đầu xuống lưng cô gái và nói “hồn về với xác”, xong xuôi, gia đình mổ gà cúng, báo cho tổ tiên biết gia đình có thành viên mới.

Trong thời gian ở nhà chàng trai, cô gái sẽ ngủ riêng hoặc ngủ với mẹ, hoặc chị em gái của chàng trai. Ba ngày sau, gia đình nhà trai cho người tới thông báo cho nhà gái biết, con gái họ đã thành dâu nhà mình, tiếp đó, hai gia đình ngồi bàn về lễ cưới và ngày cưới của đôi trai gái.

bat-vo-o-ha-giang.jpg

Ông Thào Seo Sình cho rằng, tục kéo vợ của người H' Mông mang tính nhân văn, bởi nó hóa giải được một số vướng mắc: Khi hai người yêu nhau nhưng bị gia đình phản đối, chàng trai kéo người con gái về nhà nghĩa là cô gái đã thành ma của nhà mình nên phải tổ chức cưới. Hoặc khi bị thách cưới quá cao, nhà trai không đủ điều kiện kinh tế để đáp ứng thì sẽ kéo người con gái về nhà mình nghĩa là đã thành ma nhà mình nên phải cưới hoặc tổ chức lễ cưới sau. Thậm chí kéo về rồi có con lớn, rồi cưới sau vẫn được. Hơn nữa, người H' Mông cho rằng, người con gái dù có yêu đến mấy cũng không theo trai về, phải được người yêu kéo về mình mới có giá.

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top