Vụ cháy Rạng Đông - Dân vẫn lo sợ nhiễm thủy ngân

(khoahocdoisong.vn) - Sau 6 ngày triển khai khám sức khỏe cho người dân trong vụ cháy tại Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, dù các báo cáo xét nghiệm đều dưới ngưỡng an toàn nhưng người dân vẫn lo sợ nhiễm thủy ngân.
Người dân ghi phiếu khảo sát

Người dân ghi phiếu khảo sát 

Từ ngày  6 đến ngày 12/9, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức khám sàng lọc miễn phí cho người dân quận Thanh Xuân, TP Hà Nội ) tại 2 địa điểm: Trạm Y tế phương Hạ Đình và Trạm Y tế phường Thanh Xuân Trung.

Tại Trung tâm Y tế phường Hạ Đình, lúc 8h30 người dân đến khám vẫn ngồi kín cả trong lẫn ngoài, thực hiện việc khai báo và tiến hành khám sàng lọc. Anh Trịnh Bá Trình, 41 tuổi (nhà số 4 ngõ 190 Hạ Đình – Hà Nội) cho biết, anh đến xếp hàng từ sớm vì rất lo lắng không biết mình có bị nhiễm thủy ngân không. Anh Trình là người trực tiếp tham gia chữa cháy và ở quanh khu vực nhà máy suốt 4 giờ đồng hồ, nhà anh cũng chỉ cách đám cháy có 50m. Hiện tại, gia đình anh đã phải sơ tán, không dám ở lại vì sợ nhiễm chất độc.

Thăm khám cho trẻ tại trung tâm y tế phường Hạ Đình

Thăm khám cho trẻ tại trung tâm y tế phường Hạ Đình

Anh cho biết, sau vụ cháy mấy hôm, người anh bị nổi nốt, mẩn đỏ, sưng lợi, uống thuốc mãi không khỏi... Thấy có thông báo của phường, anh lập tức đi khám luôn xem có bị nhiễm thủy ngân hay không.

Tương tự, ông Lê Hoàng Yến, 70 tuổi, người dân sinh sống tại phường Hạ Đình cách đám cháy 200m cũng vội vã đi khám vì có biểu hiện nổi nốt, sẩn đỏ 2 bên vùng cánh tay và chân. Sau hôm cháy, nhà ông đã cho bọn trẻ sơ tán ở nhờ nhà người thân, giờ ở nhà chỉ còn có hai ông bà già. 

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính từ ngày 6/9 đến hết ngày 11/9, có 1.776 người được khám, tư vấn sức khỏe miễn phí tại 2 trạm y tế phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung. Trong đó, số người có nhu cầu chuyển lên bệnh viện tuyến trên là 843 người. Đến chiều 11/9, các mẫu xét nghiệm thủy ngân máu, mẫu nước tiểu được gửi đến Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) cho thấy, có 44 trường hợp cho kết quả có nồng độ thủy ngân máu thấp dưới 10 mcg/L (mức tối đa cho phép), dựa trên cơ sở tham chiếu của WHO.

Trả lời về tình trạng lo lắng của người dân, TTƯT. PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) khẳng định, việc người dân quá lo lắng, thậm chí chuyển đi nơi khác ở là không nên.

Nhiều người có triệu chứng ngộ độc như: Ho, đau đầu... có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân từ vụ cháy. Trong khói cháy phát ra có nhiều khí độc gây ho, đau đầu, chứ không cứ chỉ là do thủy ngân. Còn các triệu chứng lâm sàng ngộ độc cấp do khí thủy ngân chỉ xuất hiện khi nồng độ thủy ngân trong không khí từ 1mg/1m3 - tức là hàm lượng thủy ngân trong không khí phải cao gấp 1000 lần hàm lượng mà cơ quan quan trắc môi trường đo được ở khu dân cư tiếp giáp với Công ty Rạng Đông.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga khuyến cáo, một số người đã hiểu sai khi cứ nhấn mạnh, hàm lượng thủy ngân đo được trong không khí gấp 1,6 lần, trong nước sông gần khu vực thải ra gấp 6 lần tiêu chuẩn của WHO. Trong khi WHO không hề có các khuyến cáo về tiêu chuẩn nước thải, mà chỉ có khuyến cáo về tiêu chuẩn thủy ngân trong nước uống là 1 microgram/1 lít nước máy. 

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top