Vô tình đụng trúng rùa răng đi lạc ở TP HCM: Loài “quý như vàng"!
Thiên Trang (TH)
Chi cục Kiểm lâm TP HCM vừa tiếp nhận một cá thể rùa răng quý hiếm do một người dân ở TP Thủ Đức bàn giao.
chia sẻ
Cá thể rùa răng này nặng khoảng 8 kg do chị Phan Hồ Phương Thảo (sinh sống ở phường An Phú, TP Thủ Đức) phát hiện trên đường. Sau đó, chị Thảo đã tự nguyện bàn giao nó cho Chi cục Kiểm lâm TP HCM với mong muốn con vật được thả về môi trường tự nhiên.
Rùa răng (Hieremys annandalii) là một loài rùa thuộc họ Rùa đầm Emydidae, phân bố tại nhiều địa phương ở miền Nam Việt Nam như Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau...
Với chiều dài 50cm, cân nặng đạt đến 15 kg khi trưởng thành, đây là loài rùa lớn nhất trong các loài rùa đầm ở Việt Nam.
Tên gọi rùa răng bắt nguồn từ nét đặc trưng của loài rùa này là có mỏ làm thành hai mấu nhọn hình dáng như hai chiếc răng nanh sắc nhọn ở hàm trên. Khi bị trêu chọc, rùa thường phản ứng bằng cách há mỏ hình răng để dọa.
Mai rùa phồng, thuôn dài, màu nâu thẫm hay đen. Đầu rùa màu xám có những vết đốm đen và vàng, hàm màu vàng. Chân rùa dẹp, ngón chân có màng da, một đặc điểm chung của các loài rùa đầm.
Rùa răng chủ yếu sống ở kênh rạch, ao hồ, đầm lầy, kể cả ruộng lúa nước nơi có dòng chảy chậm. Chúng ăn thực vật thủy sinh, trong điều kiện nuôi chúng còn ăn quả và các loại rau.
Rùa răng được đánh giá là một loài có giá trị khoa học, thẩm mỹ, được nuôi ở nhiều vườn thú, khu bảo tồn ở khu vực và thế giới. Trong tự nhiên, số lượng rùa răng đã giảm sút mạnh trong những năm gần đây do nạn săn bắt, buôn bán và ô nhiễm môi trường.
Rùa răng thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.
Gần một tháng trở lại đây, chất lượng không khí (AQI) Hà Nội ở mức cảnh báo đỏ, chỉ số bụi mịn PM 2.5 vượt ngưỡng cho phép và thậm chí, có những ngày, Thủ đô thuộc top thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Những ngày đầu tháng 11/2024, khi lưu thông trên đường Mê Linh (H.Mê Linh, Hà Nội) nhiều người cảm thấy xót xa khi nhìn thấy hàng cây xanh đã khá lớn trồng ở bên lề, đoạn dài hàng trăm mét bị cháy rụi và đang trong giai đoạn chết dần.
Cơ sở chăn nuôi lợn của ông Vũ Quốc Đoàn tại xã Đỗ Xuyên (huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) xây dựng sát khu dân cư, xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 350 triệu đồng đối với Công ty CP Đầu tư sản xuất thương mại phát triển Minh Hà, xã Bắc Lũng (huyện Lục Nam) do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT từ Quảng Ninh đến Bình Thuận thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ứng trực 24/24h; thực hiện phương châm “bốn tại chỗ".
UBND xã Phong Phú ra quyết định sửa đổi, bổ sung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với chủ xưởng chế biến dăm gỗ trái phép. Tuy nhiên, chủ xưởng chỉ nộp tiền phạt và không chịu khắc phục hậu quả.
Công ty cổ phần thương mại Bảo Đạt Thành – Chi nhánh Nhà máy chế biến gỗ nguyên liệu Quảng Bình, dù đầu tư hệ thống xử lý chất thải sản xuất nhưng không sử dụng, mà xả thải trái phép ra môi trường.
Những năm gần đây, cứ vào khoảng từ tháng 9 đến hết tháng 11, Hồ Tây thường xuyên xảy ra hiện tượng cá chết với số lượng lớn, bốc mùi khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước.
Từ tin báo về dòng nước thải có màu hồng bất thường, cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình cùng các đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra và phát hiện hàng loạt vi phạm của nhà máy chế biến gỗ thuộc Công ty Cổ phần Sơn Thủy.
Bãi rác khu Chiềng Khến, thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình vẫn bốc mùi hôi thối, tràn xệ xuống chân núi đang có nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống người dân.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang vừa khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Lương Ngọc Hải (SN 1971, trú tại thị trấn Nham Biền) - Giám đốc Công ty TNHH Quốc Kỳ do "Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.