Trong lịch sử đúng là có Từ Hiền phi Từ Huệ, thường được gọi là Hiền lương, được cho là bạn của Võ Tắc Thiên.
Sau khi Trưởng Tôn Hoàng hậu qua đời, Từ Huệ cũng được Đường Thái Tông rất sủng ái. “Nhưng chuyện Từ Huệ thân thiết với Võ Mỵ Nương như hai chị em ruột thì không có căn cứ nào để chứng minh”, nhà nghiên cứu nói.
Tuy nhiên, các nhà làm phim “Võ Mỵ Nương truyền kỳ” xây dựng cho hai nhân vật Từ Huệ và Võ Tắc Thiên lại thân thiết.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Từ Huệ nguyên quán ở Trường Thành, Hồ Châu, xuất thân danh môn Trường Thành Từ thị, là một nhánh của Đông Hải Từ thị.
Đến đời của Từ Huệ là đời thứ 4, hậu duệ của Nam Lương Từ Nguyên hầu Từ Văn Chỉnh. Tằng tổ là Thái thú Thủy An Từ Tổng Chi thời Nam Trần. Tổ phụ là Từ Phương Quý, là Huyện lệnh của huyện Lâm Chân, Diên Châu; tổ mẫu Giang Hạ Hoàng thị, là con gái Hoàng Công thời Nam Trần, được tặng làm Thẩm Quốc Trung Vũ công, chức Tư không. Cha là Từ Hiếu Đức, đương giữ chức Thứ sử Quả Châu.
Từ Huệ là nhân vật có thật trong lịch sử nhưng tên là Từ Tuệ, một phi tần có tính tình nhân hậu chứ không nham hiểm như trong phim, được Đường Cao Tông Lý Trị phong Từ Hiền Phi sau khi qua đời. Vào những năm cuối đời, Đường Thái Tông Lý Thế Dân rất sủng ái Từ Tuệ, cưng chiều chẳng thua gì Trường Tôn hoàng hậu.
Nàng cũng khác các phi tần khác, tránh xa mọi bon chen tranh đấu trong hoàng cung, suốt ngày chỉ làm bạn với văn thơ. Nàng rất giống Trưởng Tôn hoàng hậu, dám thẳng thắn can gián với những sai lầm của hoàng đế. Hoàng đế cũng rất nghe theo lời khuyên của nàng.
Đến khi Đường Thái Tông băng hà. Vì không có con, nên theo quy định Từ Huệ sẽ phải đến cung Sùng Thánh xuất gia làm ni cô. Sống cuộc sống âm thầm lặng lẽ thêm việc mất người tâm giao, tri kỉ và người thương yêu mình nhất mực, hơn một năm sau, tài nữ Từ Huệ đau lòng khôn xiết, âu sầu phát bệnh trong u uất.
Khi mang trọng bệnh, nàng từ chối không cho thái y cứu chữa và qua đời khi mới vừa 24 tuổi.
Khâm phục trước tình cảm trọn tình vẹn nghĩa của Từ Huệ dành cho tiên hoàng, Đường Cao Tông Lý Trị đã truy tặng cho nàng là “Hiền Phi” và cho tùy táng trong thạch thất của Chiêu Lăng để được thiên thu bên người tri kỉ.
MT (Tổng hợp)