Việt Nam nên tăng tốc tham gia vào chuỗi cung ứng văcxin ngừa Covid-19 toàn cầu

(khoahocdoisong.vn) - Theo các chuyên gia từ Đại học RMIT Việt Nam, việc tham gia vào chuỗi cung ứng văcxin toàn cầu sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực đối phó với đại dịch hiện tại và trong tương lai, cũng như đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra.

Việt Nam hướng tới cung cấp văcxin ngừa Covid-19 cho thế giới

TS Phạm Công Hiệp, Giảng viên cấp cao và Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu tại Đại học RMIT Việt Nam cho biết, trong khi tình hình Covid-19 toàn cầu đang diễn biến xấu đi Việt Nam cũng như thế giới cần hướng tiếp cận chủ động hơn nhằm đảm bảo nguồn cung văcxin đầy đủ cho tương lai gần.

Theo các chuyên gia từ Đại học RMIT, Việt Nam nên có đối sách nhanh chóng và tăng tốc việc sản xuất văcxin Covid-19 trong nước.

Theo các chuyên gia từ Đại học RMIT, Việt Nam nên có đối sách nhanh chóng và tăng tốc việc sản xuất văcxin Covid-19 trong nước.

Nanogen, một trong hai doanh nghiệp trong nước tham gia nghiên cứu và phát triển văcxin Covid-19, đã đến được giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng văcxin Nano Covax. Một khi chạy hết công suất, doanh nghiệp này có thể sản xuất từ 20 - 30 triệu liều và lên tới 100 triệu liều mỗi năm, đáp ứng được cả nhu cầu trong nước lẫn xuất khẩu.

Việt Nam đang rất quyết đoán trong việc biến Việt Nam thành nguồn cung cấp văcxin cho toàn thế giới thông qua các thỏa thuận chuyển giao công nghệ, cũng như nghiên cứu và phát triển trong nước.

Theo TS Phạm Công Hiệp, Bộ Y tế đã duyệt hàng loạt sáng kiến chuyển giao và sản xuất văcxin (Quyết định 2301/QĐ-BYT) nhằm tăng tốc sản xuất văcxin tại Việt Nam lên khoảng 200 triệu liều vào nửa đầu 2022. Việt Nam đã thành công ký kết chuyển giao công nghệ với Nhật Bản và Nga. Chuyển giao công nghệ sản xuất văcxin Sputnik từ Nga dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối 2021.

TS Phạm Công Hiệp, Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu tại Đại học RMIT Việt Nam cho biết, tham gia vào chuỗi cung ứng văcxin toàn cầu sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực đối phó với đại dịch hiện tại và trong tương lai.

TS Phạm Công Hiệp, Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu tại Đại học RMIT Việt Nam cho biết, tham gia vào chuỗi cung ứng văcxin toàn cầu sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực đối phó với đại dịch hiện tại và trong tương lai. 

Tham gia vào chuỗi cung ứng văcxin, Việt Nam tăng khả năng đối phó đại dịch

Sản xuất văcxin Covid-19 đòi hỏi phương thức sản xuất chuyên sâu, nguyên liệu thô và các thiết bị hiếm - những thứ còn thiếu ở nhiều quốc gia đang phát triển.

Các nguyên liệu thô cần thiết có thể khác nhau từ những thành phần cơ bản như phần đệm, nhựa resin, natri clorua, đến các vật tư phụ như hộp đựng dùng một lần, ống, đầu lọc tiệt trùng, lọ nhỏ, nút chai…

Một số nguyên liệu dự báo sẽ thiếu hụt từ 12 - 15 tháng. Với một số nguyên liệu quan trọng như lọ nhỏ, đầu lọc tiệt trùng, nút, kẹp chì niêm phong, số lượng nhà cung cấp rất giới hạn khiến mặt bằng phát triển nhà cung cấp cũng giới hạn theo.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, chuỗi cung ứng cho văcxin Pfizer cần 280 thành tố từ 86 nhà cung cấp ở 19 quốc gia, cùng với thiết bị đặc chủng và nhân sự được tập huấn chuyên sâu. Đây có thể là rào cản cho các quốc gia như Việt Nam tiếp cận chuyển giao công nghệ sản xuất văcxin.

Dù Việt Nam có thể chỉ tham gia vào công đoạn đóng gói và hoàn tất sản xuất văcxin, đầu tư vào công nghệ tiên tiến, vốn và đào tạo con người là những điều hết sức quan trọng trong kế hoạch sản xuất văcxin của quốc gia.

Dù Việt Nam có thể chỉ tham gia vào công đoạn đóng gói và hoàn tất sản xuất văcxin, đầu tư vào công nghệ tiên tiến, vốn và đào tạo con người là những điều hết sức quan trọng trong kế hoạch sản xuất văcxin của quốc gia.

Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu RMIT, dù Việt Nam có thể chỉ tham gia vào công đoạn đóng gói và hoàn tất sản xuất văcxin, đầu tư vào công nghệ tiên tiến, vốn và đào tạo con người là những điều hết sức quan trọng trong kế hoạch sản xuất văcxin của quốc gia.

Tham gia vào chuỗi cung ứng văcxin toàn cầu, theo TS Phạm Công Hiệp, sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu chiến lược. Việt Nam có thể tận dụng lợi thế hạ tầng chất lượng cao ở các khu công nghiệp cũng như đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm ở nhiều công ty công nghệ cao để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất văcxin.

Làm chủ phương thức sản xuất văcxin phức tạp và thể hiện năng lực sản xuất văcxin với số lượng lớn có thể giúp Việt Nam đảm bảo đạt chỉ tiêu đủ văcxin Covid-19 cho ít nhất 70% dân số đến quý 2/2022. Ngoài ra, điều này có thể đóng góp vào việc giảm thiếu hụt toàn cầu và giúp văcxin dễ tiếp cận hơn với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. 

Điều quan trọng, tham gia vào chuỗi cung ứng văcxin có thể nâng cao năng lực đối phó với đại dịch trong tương lai vì Covid-19 có thể không phải là đại dịch cuối cùng.

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top