Đau ngực dữ dội... cảnh báo căn bệnh nguy hiểm không nên chủ quan

Nhồi máu cơ tim gây những cơn đau thắt ngực, sau đó là hoại tử cơ tim dẫn đến suy tim hoặc đột tử. Việc cấp cứu và xử trí trong thời gian vàng là yếu tố sống còn quyết định sinh mạng người bệnh.

Vừa qua, tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, bác sĩ Peter và các cộng sự Khoa Tim mạch đã thành công trong việc cấp cứu và điều trị cho một bệnh nhân nữ 75 tuổi nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội.

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc nhồi máu cơ tim không ST chênh lên kèm theo nhiều bệnh lý nền bao gồm: tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường type 2, và trào ngược dạ dày thực quản.

Đau ngực dữ dội... cảnh báo căn bệnh nguy hiểm không nên chủ quan ảnh 1 Đau ngực dữ dội... cảnh báo căn bệnh nguy hiểm không nên chủ quan ảnh 2

Sau can thiệp, các triệu chứng đau ngực của bệnh nhân đã thuyên giảm, các chỉ số sinh tồn ổn định. Ảnh BVCC

Sau khi nhập viện, bệnh nhân đã được tiến hành chụp mạch vành qua da để xác định tình trạng tắc nghẽn và xơ vữa. Kết quả chụp cho thấy bệnh nhân có tổn thương cả 3 nhánh động mạch vành với các mức độ khác nhau:

Thân chung động mạch vành trái (LM): Hẹp 30%.

Động mạch liên thất trước (LAD): Hẹp 40 - 50% ở đoạn gần, 40% ở đoạn giữa và xa, có nhiều vôi hóa.

Động mạch mũ (LCx): Hẹp 60% ở đoạn gần và hẹp nặng tới 99% tại đoạn xa ở vị trí chia đôi, có vôi hóa nhiều.

Động mạch sau (PDA): Hẹp 60%.

Sau khi hội chẩn kỹ lưỡng và cân nhắc đến các bệnh lý nền của bệnh nhân, bác sĩ Peter và các cộng sự đã quyết định thực hiện can thiệp nong đặt stent tại động mạch LCx, đoạn gần (LCx(d)), nơi có mức độ tổn thương hẹp nặng và nguy hiểm. Quy trình này giúp tái thông dòng máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu, ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát.

Quá trình đặt stent diễn ra thuận lợi với kết quả tái thông rất tốt. Đội ngũ y bác sĩ đã làm việc hết sức tận tâm, cẩn trọng để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của quy trình can thiệp.

Sau can thiệp, tình trạng của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Các triệu chứng đau ngực đã thuyên giảm, các chỉ số sinh tồn ổn định. Bệnh nhân hiện đã được chuyển về khoa Tim Mạch để tiếp tục theo dõi và điều trị, đồng thời điều chỉnh các yếu tố nguy cơ tim mạch như kiểm soát huyết áp, đường huyết, và mỡ máu.

Theo Đời sống
Con buồn bã đừng chủ quan với trầm cảm ở trẻ

Đừng chủ quan với trầm cảm ở trẻ

Trẻ bị trầm cảm không chỉ ảnh hướng đến tâm trạng mà còn tác động đến sức khỏe thể chất, chất lượng cuộc sống, học tập và các mối quan hệ xã hội. Các triệu chứng trầm cảm của trẻ em và người lớn không có nhiều khác biệt.
back to top