<p>Nguyên nhân hiện nay còn chưa xác định rõ. Tuy nhiên nhiều người cho rằng bệnh có tính chất tự miễn với tình trạng nhiễm khuẩn làm khởi động một loạt các quá trình trong hệ thống miễn dịch. Bệnh thường khởi phát sau nhiễm virut, Chlamydia mycoplasma, Streptococus, Salmonella, Shigella...</p> <p>Vệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên ít gặp hơn viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Ở Việt Nam chưa có thống kê về bệnh này, nhưng một số thống kê ở Mỹ và châu Âu cho thấy, lứa tuổi mắc bệnh khoảng từ 2-16 tuổi, với tỷ lệ 1/1000 trẻ mỗi năm, nữ gặp nhiều hơn nam. Phần lớn trong số đó thường có diễn biến nhẹ, chỉ khoảng 1/10.000 trường hợp bệnh tiến triển nặng dần.</p> <p><strong>Triệu chứng</strong></p> <p>Tùy vào thể bệnh, người bệnh có các triệu chứng khác nhau.</p> <p>Thể viêm một hay vài khớp: trẻ bị viêm dưới bốn khớp, thường gặp ở bé gái từ 2-5 tuổi (3 tuổi là nhiều nhất). Khi mắc bệnh thể này, trẻ thường bị tổn thương, đau các khớp xương ở gối, cổ chân, khuỷu tay và các khớp nhỏ như khớp bàn tay, bàn chân. Các khớp viêm không đối xứng.</p> <p>Ở thể hệ thống hay còn gọi là thể Still trẻ em: trẻ có triệu chứng sốt cao, nổi ban màu hồng. Khớp viêm bị đau, nhất là khớp gối, sau đó đến các khớp khác như khớp cổ tay, cổ chân, bàn ngón tay… Bên cạnh tổn thương ở khớp, người bệnh có tổn thương ở vị trí khác như viêm ngoài màng tim, viêm thanh mạc, gan lách hạch to…</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Viêm nhiều khớp yếu tố dạng thấp âm tính: tỉ lệ mắc bệnh ở bé trai nhiều hơn bé gái. Thể này phổ biến ở trẻ trên 10 tuổi. Người bệnh bị viêm từ 5 khớp trở lên trong 6 tháng đầu. Các khớp viêm ở vị trí gối, cổ tay, cổ chân…</p> <p>Viêm nhiều khớp yếu tố dạng thấp dương tính: bệnh hay gặp ở bé gái trên 10 tuổi, các biểu hiện viêm khớp giống như bệnh viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Viêm các khớp nhỏ và nhỡ có tính chất đối xứng, người bệnh thường cứng khớp vào buổi sáng sau khi thức dậy. Thỉnh thoảng có biểu hiện ngoài khớp như hạt dưới da, viêm mạch. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh dễ để lại hậu quả và biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chức năng vận động của trẻ.</p> <p>Viêm khớp thể viêm nhiều điểm bám tận: bệnh thường gặp ở trẻ từ 12 – 16 tuổi, tỷ lệ bé trai mắc bệnh cao hơn bé gái. Các khớp viêm như khớp háng, gối, cổ chân hay các khớp nhỏ, khớp không đối xứng. Thể này tiến triển nhanh, dẫn đến dính khớp gây tàn phế.</p> <p>Viêm khớp vảy nến: thường xuất hiện ở lứa tuổi 7-11 với các biểu hiện tổn thương ở khớp. Viêm ở cả khớp lớn và khớp nhỏ, các khớp viêm không đối xứng, tổn thương nặng nhất ở khớp gối. Triệu chứng ngón tay, chân hình “khúc dồi” và những tổn thương lõm hoặc bong ở móng tay, chân là những triệu chứng quan trọng để chẩn đoán bệnh.</p> <p>Khi có triệu chứng viêm khớp thiếu niên, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị bao gồm các biện pháp không dùng thuốc, dùng thuốc và điều trị ngoại khoa.</p> <p><strong>Điều trị bệnh ra sao?</strong></p> <p>Cố gắng duy trì các sinh hoạt thường ngày của trẻ như khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội, học tập ở trường lớp bình thường như những trẻ khác. Tuy vậy khi bệnh tiến triển phụ huynh nên cho con nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng tốt và đặc biệt có giấc ngủ đầy đủ.</p> <p>Do tính chất của bệnh viêm khớp thiếu niên tự khởi phát ở tuổi thiếu niên, tổn thương nhiều vị trí, có thể có những biến chứng ảnh hưởng xấu đến việc học tập, sinh hoạt của trẻ nên việc điều trị cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa như thấp khớp học, nhi khoa, phục hồi chức năng, chuyên gia tâm lý kết hợp với sự chăm sóc của gia đình và hỗ trợ của nhà trường…</p> <div> <div> <div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Viêm khớp tuổi thiếu niên
Tổn thương xương khớp tuổi thiếu niên là nhóm bệnh phổ biến với diễn biến phức tạp, khó nhận biết, gây khó khăn trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh. Viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên là một trong những bệnh hay gặp nhất. Tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, khởi phát trước 16 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng
Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau nhức răng, ăn uống khó... đi khám mắc nang chân răng R22
Nang chân răng là một dạng bệnh lý của nhiễm trùng chân răng. Bệnh lý này thường phát triển âm thầm và không có triệu chứng nên thường rất khó để phát hiện.
Truyền huyết thanh kháng nọc, cứu nhiều trường hợp bị rắn đuôi đỏ cắn
Nếu không may bị rắn cắn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không đắp thuốc lên vết cắn hoặc rạch vết cắn để lấy nọc, khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Sốc nhiễm khuẩn nặng vì nhiễm xoắn khuẩn vàng da
Với những trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Leptospira thường chuyển biến nặng khá nhanh. Chỉ sau 4 ngày đau chân, bệnh nhân đã không vận động đi lại được, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, suy gan, suy thận ...
10 sự kiện nổi bật của Ngành Y tế TP HCM trong năm 2024
Ngày 23/12, Sở Y tế TP HCM đã công bố 10 sự kiện y tế nổi bật trong năm 2024.
Thói quen xấu khiến trẻ dễ mắc bệnh tai mũi họng
Bệnh về tai mũi họng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát và dẫn đến viêm cầu thận, viêm khớp và các bệnh về tim.
80% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện muộn, dự phòng cách nào?
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn... Vì vậy, dự phòng, sàng lọc nhằm phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm là hết sức quan trọng.
Cắt tuyến giáp ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân như thế nào?
Nghiên cứu này đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp từ trước khi phẫu thuật đến 5 năm sau điều trị.
Tưởng cúm thông thường, không ngờ nguy kịch do viêm phổi nặng
Thời tiết trở lạnh, độ ẩm trong không khí thấp làm suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và tiến triển nhanh thành suy hô hấp có thể đe doạ tính mạng... nên cần chú ý.
5 dấu hiệu về đêm cảnh báo cơ thể đang tích tụ "độc tố"
Nếu thường xuyên xuất hiện những điều này vào ban đêm như đi vệ sinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi,... bạn cần chú ý vì có thể cơ thể đang tích tụ độc tố.
Tự chế rượu ngâm cao lá cây để uống, người đàn ông bị nhiễm độc gan
Nhiễm độc gan do thuốc nam hầu hết xảy ra từ từ nên đa số người bệnh khi đến viện cấp cứu đã bị nặng do chất độc tích tụ trong cơ thể lâu. Đa số nhập viện trong tình trạng muộn, khi gan và thận bị suy nặng...