Vì sao đại học ở Việt Nam không có tên trong bảng xếp hạng THE?

(khoahocdoisong.vn) - Tạp chí Times Higher Education (THE) vừa công bố bảng xếp hạng 417 trường ĐH khu vực châu Á năm 2019 nhưng không có đại diện nào của Việt Nam.

Bảng xếp hạng của The Times Higher Education - tờ báo chuyên đề báo cáo các vấn đề giáo dục ĐH, có trụ sở ở London, cung cấp danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới, đánh giá các trường đại học với những sứ mệnh cốt lõi như giảng dạy, nghiên cứu, truyền đạt kiến thức và triển vọng quốc tế.

Đây là một trong những bảng xếp hạng được các sinh viên tương lai chú ý đến nhờ những yếu tố toàn diện đó.

Theo bảng công bố xếp hạng 417 trường ĐH khu vực châu Á năm 2019 của THE, có khá nhiều trường của khu vực ASEAN lọt vào danh sách này nhưng không có đại diện nào của Việt Nam. Điều này khiến nhiều người băn khoăn về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, TS Nghiêm Xuân Huy, Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQG Hà Nội cho biết, theo nguyên tắc của các bảng xếp hạng là muốn được xếp hạng thì các trường ĐH phải gửi dữ liệu.

Có thể các trường sau khi phân tích, đối sánh, thấy sự chuẩn bị chưa sẵn sàng nên chưa tham gia. Nếu trường ĐH không gửi dữ liệu thì không xếp hạng.

Do đó, không nên quy kết do mình yếu mà không được xếp hạng, hoặc đánh đồng việc không có trong bảng xếp hạng với không có chất lượng. Bởi việc được xếp hạng hay không còn phụ thuộc vào việc trường ĐH có tham gia vào bảng xếp hạng đó hay không.

Tuy nhiên, TS Huy cũng cho rằng, thực tế, việc tham gia vào bảng xếp hạng của THE sẽ khó hơn đối với các trường ĐH Việt Nam so với bảng xếp hạng QS.

Lý do là vì, trong các tiêu chí xếp hạng của THE, thì tiêu chí về mức độ thu nhập của trường ĐH chiếm tổng trọng số đến 17,5% thu nhập từ đào tạo, nghiên cứu, từ chuyển giao công nghệ. Trong khi hiện tại, đây là một điểm yếu của các trường ĐH Việt Nam hiện nay.

Nói cụ thể hơn, việc thống kê tài chính của Việt Nam không dễ dàng cho các trường ĐH nước ngoài.

Đặc biệt, các trường ĐH công lập của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào ngân sách nên thu nhập từ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp là chưa nhiều. Thu hút đầu tư của doanh nghiệp về các trường ĐH tại Việt Nam cũng rất thấp.

Theo TS Nghiêm Xuân Huy, việc nâng cao tự chủ của các trường ĐH là chủ trương đang được triển khai. Nếu triển khai hiệu quả, các trường chủ động huy động nguồn lực, định mức lao động trả thù lao cho các nhà khoa học hàng đầu thì mới cạnh tranh được trong bảng xếp hạng THE.

leg: Ảnh minh họa.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top