Vận tải hàng hóa hàng không khó thành "cứu cánh" của hãng bay

(khoahocdoisong.vn) - Vận tải hàng hóa hàng không không chỉ đơn giản là xây dựng đội bay, mà then chốt là phải đảm bảo đủ hàng hóa cho đường bay có thể vận hành. Điều này gây áp lực rất lớn lên doanh nghiệp muốn thành lập hãng bay riêng.

Từ chối IPP Air Cargo, Bộ GTVT "xử" sao với VNA?

Ngày 14/7, Tổng Công ty Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) đã tổ chức Đại hội cổ đông năm 2020 và công bố nhiều thông tin quan trọng về chiến lược phát triển của hãng.

Cụ thể, bên cạnh thông tin thay thế đội bay cánh quạt, VNA cũng cho biết hãng sẽ lập công ty chuyên khai thác máy bay chở hàng. Ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc VNA cho biết, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, vận chuyển hành khách bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hãng đã chủ động chuyển sang vận tải hàng hóa để giữ mục tiêu tăng tưởng. Từ đầu năm 2021 đến nay, doanh thu hàng hoá của VNA tăng nhanh, từ 10% trước đây lên 30%. Thậm chí, doanh thu vận tải hàng hoá trong tháng 6 đã vượt doanh thu hành khách. “Đây là tiền đề để VNA nghiên cứu lập hãng hàng không hàng hoá trong tương lai”, ông Hà nói.

Tuy nhiên, lãnh đạo của VNA cũng cho biết, qua nghiên cứu thị trường, các yếu tố về quy mô thị trường, mạng bay, chân hàng, luồng hàng đến và từ Việt Nam đi các nước chưa cho thấy việc vận tải hàng hóa có thể đem lại hiệu quả đủ để mở một hãng bay riêng.

Trước đó, hồi đầu tháng 6, Công ty CP IPP Air Cargo do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch đã đề nghị Bộ KH&ĐT cùng  một số bộ, ngành liên quan xem xét chấp thuận chủ trương thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo chuyên vận tải hàng hóa.

Dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là vốn huy động. IPP Air Cargo lên kế hoạch vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa, đạt doanh thu 71 triệu USD vào năm đầu tiên, dự kiến bắt đầu có lãi từ năm thứ 4 kể từ khi khai thác chuyến bay đầu tiên.

Tuy nhiên, Cục Hàng không Việt Nam đã bác đề nghị của IPP Air Cargo với lý do từ tháng 5/2020, Chính phủ đã đồng ý với đề xuất tạm dừng cấp phép thành lập hãng hàng không mới cho đến khi thị trường phục hồi (dự kiến năm 2022).

Hơn nữa, Cục Hàng không Việt Nam cũng cho rằng, việc chưa xem xét thành lập thêm hãng hàng không chuyên chở hàng hóa cũng là một trong các biện pháp hạn chế tối đa khả năng mất cân đối cung - cầu của thị trường, gây ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành hàng không Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Tại Việt Nam, trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm, bất chấp tình trạng tàu bay nằm la liệt tại bãi đỗ hay các hãng hàng không thua lỗ lớn, thì mảng vận tải hàng hóa và logistics sân bay vẫn duy trì doanh thu và lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn có lãi.

Dự báo thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong thời gian tới cũng sẽ tiếp tục tăng. DHL Express cho rằng, tăng trưởng vận tải hàng không này nhằm đáp ứng thương mại điện tử đang phát triển vũ bão. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cũng nhìn nhận, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tiếp tục cao hơn mức giai đoạn trước Covid-19, lên mức 30% so với 15% như trước đây.

Vấn đề về quy mô thị trường

So với vận tải đường bộ, vận tải hàng không chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nhưng là phương thức vận tải rất đặc thù. Bởi hàng hóa vận tải đường hàng không thường có giá trị cao, quãng đường dài, thời gian nhanh. Việt Nam cũng là nơi lắp ráp của nhiều tập đoàn công nghệ nổi tiếng như Samsung, LG, Panasonic, Intel, Foxconn, vốn có nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không rất lớn.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, vận chuyển hàng hóa gần như là cuộc chơi riêng của các hãng bay nước ngoài với 80% thị phần. Trong 20% còn lại là thị phần của VNA, với các công ty vận tải hàng hóa trực thuộc như Công ty CP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (Noibai Cargo).

Còn đối với các hãng tư nhân, hiện nay Vietjet đã được phê chuẩn triển khai vận chuyển hàng hóa trên khoang hành khách (CIPC). Bamboo cũng đang có kế hoạch phát triển Bamboo Airways Cargo chuyên chở hàng hóa định kỳ như tuyến Hà Nội – Incheon…

Các báo cáo về doanh số vận tải hàng hóa và tiềm năng của các hãng này hiện nay không đầy đủ. Tuy nhiên, khi nhìn vào doanh số của Noibai Cargo cũng có thể thấy tiềm năng của thị trường này.

Cụ thể, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lũy kế cả năm 2020 Noibai Cargo đạt tổng doanh thu gần 697 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của Noibai Cargo đạt 206,75 tỷ đồng giảm 14,6%, nhưng tăng 8% so với kế hoạch đặt ra đầu năm. Bước sang quý 1/2021, doanh nghiệp này thu hơn 166 tỷ đồng và lãi sau thuế 51 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với quý gần nhất.

Tiềm năng của thị trường này cũng được nhìn thấy từ trước, tuy nhiên để đủ nguồn lực để khai thác lại là một chuyện khác.

Năm 2008, hãng hàng không Trãi Thiên Air Cargo từng được cấp giấy phép chuyên chở hàng hóa nội địa và quốc tế. Nhưng sau 3 năm đăng ký mà không hoạt động, hãng này đã bị rút giấy phép. Hay hãng hàng không Tín Nghĩa Express thành lập năm 2019 với mục tiêu hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa hàng không. Tuy nhiên, sau đó Tín Nghĩa cũng chỉ góp được gần 3,3 tỷ đồng trong tổng mức 700 tỷ vốn điều lệ, đầu năm 2021 hãng này đã tuyên bố giải thể.

Ngoài ra, phân tích khó khăn khi xây dựng cả một hãng bay, ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc VNA thừa nhận, dù VNA đã nghiên cứu việc lập hãng bay từ 4 năm nay, nhưng việc tổ chức đảm bảo quy mô đủ lớn (đội tàu bay, mạng bay đủ lớn) để khai thác các nguồn hàng, chân hàng cho các luồng hàng đi giữa Việt Nam và các nước trên thế giới hiện rất khó khăn, nên dự án chưa khả thi.

Rõ ràng, để đủ nguồn hàng phục vụ cho cả một hãng bay đi, đến thì hệ thống logistics phía sau phải đủ năng lực thu gom, chuyên chở cho đến đảm bảo năng lực xếp dỡ hàng hóa. Tuy nhiên, hệ thống logistics của Việt Nam chưa phát triển nên chi phí vận chuyển hàng hóa cao hơn nhiều so với thế giới, làm giảm sức cạnh tranh vì các kho hàng, bến bãi.

Nhận định khuyết điểm này, Hãng hàng không IPP Air Cargo dự tính xây dựng chuỗi liên hoàn trung tâm logistics cung cấp giải pháp công nghệ thông minh, hiện đại nhất để quản lý kho hàng. Với hãng bay chở hàng hoá để phục vụ hãng bay.

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top