Vải đang vào mùa chín rộ, hãy ăn đúng cách để tránh gây hại sức khỏe
Vào những ngày này, ở các cửa hàng, quán xá, chợ to chợ nhỏ… vải lại được bày bán la liệt. Những trái vải thơm ngon, ngọt ngào luôn có sức hút đặc biệt khiến bạn không thể cưỡng lại được. Ở nước ta, có nhiều vùng trồng vải nổi tiếng như Thanh Hà (Hải Dương), Kim Động (Hưng Yên), Lục Ngạn, Sơn Động (Bắc Giang)… đưa lại lợi ích không nhỏ cho người lao động.
Chúng ta thường sử dụng quả vải để ăn lớp cùi trắng ngọt nhưng ít ai biết bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để làm thuốc chữa bệnh.
Chúng ta thường sử dụng quả vải để ăn lớp cùi trắng ngọt nhưng ít ai biết bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để làm thuốc chữa bệnh.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), quả vải đặc tính đại nhiệt (hạt vải còn nhiệt hơn cả cùi vải nên cần thận trọng khi làm thuốc). Cùi vải vị rất ngọt, không độc (có tài liệu viết có độc có lẽ do tính quá ngọt nóng của vải). Vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.
Như vậy, Đông y không chỉ dùng quả vải để làm thuốc chữa bệnh mà còn sử dụng để dưỡng nhan vô cùng hiệu quả. ‘Quả vải thường được dùng dưới hai dạng tươi và khô. Để ăn dùng cả hai dạng, để làm thuốc thường dùng dạng khô. Cả hai cách dùng để ăn và làm thuốc, tươi hay khô, đều phải có liều lượng. Dùng có chừng mực, thì mới đem lại lợi ích và tránh được điều không mong muốn’, lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh.
Đông y không chỉ dùng quả vải để làm thuốc chữa bệnh mà còn sử dụng để dưỡng nhan vô cùng hiệu quả.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả vải nên tận dụng ngay vào mùa đang rộ
Theo lương y Bùi Hồng Minh, bạn hoàn toàn có thể sử dụng quả vải để chăm sóc sức khỏe, làm đẹp da, miễn là tuân thủ đúng liều lượng cho phép. Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ quả vải để chữa bệnh, làm đẹp da mà bạn nên áp dụng là:
– Suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, thậm chí là liệt dương: Vải tươi bóc vỏ 500g đến 1kg đem ngâm 1 lít rượu 7-10 ngày. Sau đó đem uống vào chiều tối, mỗi lần 25-30g có tác dụng hồi phục thể lực rất tốt. Hoặc bạn có thể lấy vải khô 10 quả, ăn vào chiều tối từ 1-2 tháng.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, bạn hoàn toàn có thể sử dụng quả vải để chăm sóc sức khỏe, làm đẹp da, miễn là tuân thủ đúng liều lượng cho phép.
– Tiêu chảy cho tỳ hư: Quả vải 7 quả, đại táo 5 quả. Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
– Răng sưng đau: Quả vải xanh, thêm ít muối ăn hoặc đốt tồn tính, tán mịn, xát vào chân răng.
– Viêm họng, đau răng: Dung hoa, vỏ thân, vỏ rễ vải đem sắc lấy nước súc miệng.
– Xuất hiện mụn nhọt sưng tấy trên cơ thể: Cùi vải tươi hoặc khô giã nhuyễn với ô mai đắp.
– Tim đập nhanh mạnh (hồi hộp) thở nhanh khi gắng sức: Ngâm cùi vải khô hoặc vải khô nấu nước để uống.
– Phụ nữ đau bụng kinh hoặc xuất hiện hiện tượng đau bụng sau sinh: Hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g tán bột mịn, ngày 6-8g uống với nước muối loãng hoặc nước cơm. Mỗi ngày sử dụng 2 lần.
– Đau dạ dày mạn tính: Hạt vải sấy khô, tán mịn, cất vào lọ nút kín để dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 g. Chiêu bằng rượu trắng pha loãng hoặc nước ấm.
Mỗi lần ăn không nên ăn nhiều, chỉ khoảng 10 quả với người lớn, 3-4 quả với trẻ con.
– Trị nấc: Quả vải 7 quả, gừng tươi 6g, đường đỏ 4g đem sắc uống.
– Làm đẹp da, mượt tóc, chống lão hóa: Ăn vải tươi. Tuy nhiên cần lưu ý mỗi lần ăn không nên ăn nhiều, chỉ khoảng 10 quả với người lớn, 3-4 quả với trẻ con. Khi ăn, nên ăn lớp vỏ trắng bên ngoài quả, có thể ngâm nước muối trước khi ăn để giảm khả năng sinh nhiệt, gây nóng của quả vải. Hoặc bạn có thể nấu chè vải bằng cách nấu với hạt sen hoặc nấu với đậu xanh để giảm tính nhiệt, làm đẹp da.
Người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế tối đa ăn vải, tốt nhất là tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi ăn.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, do quả vải tươi chứa một hàm lượng đường cao, người bệnh tiểu đường ăn vải sẽ khiến gan không chuyển hóa hết được frucotose. Lúc đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường. Do đó người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế tối đa ăn vải, tốt nhất là tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi ăn. Ngoài ra, những người có bệnh tích đờm trong cổ họng, đang bị bệnh thủy đậu, rôm sảy, lẹo mắt, cũng cần hạn chế ăn vải.
Theo Tiểu Nguyễn/Ttvn.vn (afamily)