Uống thuốc, tập luyện sau làm cầu nối động mạch vành

(khoahocdoisong.vn) - Phẫu thuật cầu nối dù thành công nhưng không phải có nghĩa là bạn được chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Các nguy cơ tim mạch vẫn còn nguyên và bệnh mạch vành vẫn tiếp tục tiến triển, chưa kể tới một số biến cố mới xuất hiện liên quan đến cuộc mổ.

Hỏi: Tôi đã phẫu thuật làm cầu nối động mạch vành. Xin hỏi, khi về nhà có cần phải uống tiếp thuốc không? Tập luyện ra sao?

Lê Phương (Hà Nội)

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia: Phẫu thuật cầu nối dù thành công nhưng không có nghĩa là bạn được chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Các nguy cơ tim mạch vẫn còn và bệnh mạch vành vẫn tiếp tục tiến triển, chưa kể tới một số biến cố mới xuất hiện liên quan đến cuộc mổ. Do vậy, bạn cần được theo dõi chặt chẽ và tuân thủ chế độ ăn uống tập luyện, thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bạn cần đến khám lại trong vòng 7 - 10 ngày sau khi xuất viện. Khi đến tái khám, thầy thuốc sẽ đánh giá sự hồi phục, đưa ra các lời khuyên về lối sống, cũng như kê đơn thuốc...

Đa số bệnh nhân có thể quay lại với công việc thường ngày sau phẫu thuật 6 tuần. Bạn có thể sinh hoạt tình dục đều đặn như trước. Tuy nhiên, sự hồi phục hoàn toàn đòi hỏi thời gian. Đừng khiến cơ thể mình quá mệt mỏi, hãy luôn nghỉ ngơi khi có dấu hiệu quá tải. Khi hoạt động thể lực tăng lên, thì sức khỏe cũng dần cải thiện. Sau phẫu thuật 6 tuần, nhiều bệnh nhân đã có khả năng đi bộ 3 - 5km trong 1 tiếng.

Xương ức bị mở banh trong quá trình phẫu thuật và quá trình liền sẹo hoàn toàn cần tối thiểu 12 tuần. Trong khoảng thời gian đó, không làm việc quá nặng hay đặt vật nặng lên phần xương ức. Không nên bê những đồ vật nặng trên 20kg, tránh các môn thể thao nặng như chơi golf, quần vợt, hay bơi nhanh. Những hoạt động thể lực nhẹ nhàng hơn như đi xe đạp sẽ hỗ trợ quá trình liền sẹo.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top