Bệnh động mạch vành ở nữ

(khoahocdoisong.vn) - “Bệnh động mạch vành là bệnh của đàn ông” – đây là một quan niệm phổ biến của nhân dân ta nhưng sự thực là nữ giới cũng hoàn toàn có thể mắc bệnh động mạch vành.

Hỏi: Tôi bị đau tức ngực, đi khám bác sĩ kết luận bệnh động mạch vành. Tuy nhiên các bạn tôi bảo nữ giới không bị bệnh động mạch vành nên tôi rất phân vân không biết chẩn đoán như vậy có đúng không?

Lê Phương (Hà Nội)

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Hội Tim mạch Việt Nam: Động mạch vành là bệnh của đàn ông – đây là một quan niệm phổ biến của nhân dân ta nhưng sự thực là nữ giới cũng hoàn toàn có thể mắc bệnh động mạch vành. Tại Mỹ, nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở nữ giới lại chính là bệnh động mạch vành.

Nguy cơ bị bệnh động mạch vành ở nữ giới gia tăng sau khi mãn kinh. Ở tuổi 75, nguy cơ bị bệnh ở nữ ngang bằng với nam giới.

Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch gia tăng sau độ tuổi mãn kinh bao gồm: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, béo phì, lối sống tĩnh tại, ít vận động,…

Đặc điểm cần lưu ý là triệu chứng bệnh mạch vành cấp ở phụ nữ thường mơ hồ làm rất khó khăn trong chẩn đoán, gần 40% không có triệu chứng đau ngực, và thường có thể có những biểu hiện của những cơn đau khác như đau ở cổ, vai, vùng dạ dày, nhịp thở gấp, nôn mửa, đổ mồ hôi, hoa mắt chóng mặt hoặc những sự mệt mỏi khác dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Mặt khác 2/3 bệnh mạch vành ở phụ nữ thường chết đột ngột không có dấu hiệu báo trước. Đa số phụ nữ khi phát hiện các bệnh lý nguy cơ tim mạch không điều trị sớm, thậm chí ngay cả khi lên cơn đau, vẫn có cố chịu đựng, không đi cấp cứu sớm.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top