Món ăn chữa bệnh động mạch vành

(khoahocdoisong.vn) - Người bị bệnh động mạch vành trong tình trạng đã chẩn đoán rõ ràng, bệnh cơ bản đã ổn định, thì ngoài việc duy trì các trị liệu chính ra, nên bồi bổ cho đúng cách để chỉ liệu phối hợp.

Bệnh mạch vành là loại bệnh xuất hiện khi có một hay nhiều các nhánh của động mạch vành bị hẹp lại và bị cản trở do những mảng bám hình thành và tích tụ bên trong mạch máu. Khi đó các động mạch  vốn rất mềm mại và có tính đàn hồi sẽ trở nên hẹp hơn và cứng hơn bởi sự xuất hiện của những mảng bám này qua thời gian dài. Cholesterol và một số chất khác có thể bám trên thành mạch gọi là chứng xơ vữa động mạch.

Khi bệnh động mạch vành trở nên nặng hơn, máu sẽ lưu thông kém hơn và khó khăn hơn. Hậu quả là tim không thể nhận được đủ lượng máu và oxy cần thiết để duy trì sự sống và dẫn đến những cơn đau thắt ngực và tình trạng nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim là do có một cục máu đông đột ngột di chuyển tới nơi động mạch bị hẹp và cứng, gây tắc mạch máu và chặn nguồn cung cấp máu cho tim và gây tổn thương vĩnh viễn cho tim.

Bên cạnh nguy cơ đột ngột trên thì bệnh mạch vành cũng làm cho tim phải hoạt động mệt nhọc hơn, điều này sẽ làm cho tim nhanh chóng bị suy yếu và dẫn đến những nguy cơ gây suy tim, loạn nhịp tim. Đây chính là những biến chứng rất nguy hiểm của các bệnh mạch vành.

Người bị bệnh động mạch vành trong tình trạng đã chẩn đoán rõ ràng, bệnh cơ bản đã ổn định, thì ngoài việc duy trì các trị liệu chính ra, nên bồi bổ cho đúng cách để chỉ liệu phối hợp.

Canh cá chép, sơn tra, trứng gà: Cá chép một con, sơn tra lát 25g, trứng gà một quả. Cá chép rửa sạch cắt khúc như bình thường, cho rượu gia vị, muối ướp 15 phút.  Bột mì cho thêm nước và đường trắng, đập trứng gà vào đánh trộn thành bột nhão. Cho các khúc cá chép vào tẩm bột, sau đó lấy ra lăn qua bột mì khô, cho vào trong chảo mỡ nóng đã có gừng, rán qua 3 phút rồi vớt ra.

Sơn tra lát cho thêm một ít nước, bắc lên bếp đun cho tan ra, cho thêm gia vị và nước bột mì, chế thành nước sốt, đổ vào cá vừa dán xong, nấu thêm 15 phút thành canh, rắc hành, mỳ chính là được.

Nước hoa cúc, sơn tra, quyết minh: Hoa cúc 3g, sơn tra sống 15g, thảo quyết minh 15g. Cho tất cả vào trong cốc giữ ấm, cho nước sôi vào hãm, đậy nắp ngâm nửa tiếng là uống được. Uống thay trà, mỗi ngày mấy lần.

Mì khai nguyên thọ: Mì sợi trắng 500g, giá đỗ 250g, hoa hiên 15g, rau cần 6g, nấm hương đã ngâm nước 30g. Mì sợi cho vào nồi nước sôi luộc chín, vớt ra cho ráo nước, sau khi dỡ tơi cho dầu thực vật chín (15g) vào trộn đều. Lại cho 60g dầu thực vật vào nồi đun chín được được 9 phần, lấy ra một nửa, cho gừng đập nhỏ vào xào qua, rồi cho nấm hương, hoa hiên vào đảo, sau đó cho xì dầu, mì chính, múc ra.

 Cho 25 ml nước vào nồi, đun sôi, thả mì sợi, giá đỗ, đậy vung cho sôi chín, cho nấm hương, hoa hiên và phần dầu thực vật đã chín còn lại vào trộn với rau cần ăn.

Trà song diệp: Lá sen, lá sơn tra, sắc nước hoặc hãm nước sôi uống thay trà, có thể uống tùy thích hoặc mỗi ngày 3 lần.

Lương y Hoài Vũ (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top