Ung thư tuyến giáp tái phát ở đâu?

Sau khi cắt tuyến giáp bệnh nhân vẫn cần theo dõi phòng ngừa tái phát bên chưa cắt hoặc hạch. Cần biết cách theo dõi ung thư tuyến giáp và sau cắt 1 thùy tuyến giáp cho đúng.

Đã cắt tuyến giáp sao còn tái phát

Một bệnh nhân 39 tuổi đã cắt 1 thùy giáp cách đây 15 năm và sau 7 năm lại cắt tiếp thùy giáp còn lại. Gần đây chị đi khám được kết luận tái phát. Chị rất thắc mắc vì đã cắt cả 2 thùy giáp thì tái phát ở đâu? Sau khi nghe bác sĩ giải thích của chị có hạch tái phát chị mới hiểu ra.

Tương tự, bệnh nhân 42 tuổi, chẩn đoán ung thư thùy trái tuyến giáp cách hơn 5 năm, đã mổ cắt thùy T + eo giáp, giữ lại thùy P, hồi đó chưa vét hạch cổ trung tâm. Tái khám định kỳ lâu nay không thấy bất thường.

Đợt này đi khám phát hiện có hạch cổ trung tâm (nhóm VI), trên hình ảnh bác sĩ nghi ngờ hạch tái phát. Đồng thời có nhân thùy P tuyến giáp kích thước nhỏ, TIRADS 3.

Chị được chỉ định chọc hút tế bào hạch chẩn đoán, kết quả là hạch di căn carcinoma. Thể trạng sức khỏe của chị tốt, hoàn toàn có thể thực hiện 1 cuộc phẫu thuật điều trị bệnh tái phát.

Trong mổ Nguyễn XuânTuấn đánh giá tình hình thấy nhân thùy P nghi ngờ ung thư, hạch cổ trung tâm có vài hạch cứng chắc, và quyết định mổ cắt nốt thùy P và vét hạch cổ trung tâm 2 bên, hạch cổ bên trái cho chị.

Hậu phẫu của chị hoàn toàn nhẹ nhàng, không đau, không khàn tiếng, không có biến chứng gì khác. Kết quả giải phẫu bệnh trả về đúng như dự tính ban đầu: nhân thùy P ung thư thể nhú, hạch cổ trung tâm di căn, hạch cổ trái cũng có di căn.

Như vậy chẩn đoán cuối cùng của chị ấy là: ung thư tuyến giáp tái phát tại thùy P và hạch cổ trái/ đã cắt thùy T + eo.

Một vài điều chia sẻ với các anh chị em đã điều trị ung thư tuyến giáp mà cắt 1 thùy giáp bảo tồn 1 thùy như sau:

Nhấn mạnh lại rằng nếu giai đoạn sớm, việc bảo tồn là hợp lý, vì nguy cơ tái phát không cao, vẫn giữ được chức năng tuyến giáp cho người bệnh. Tuy nhiên, đánh giá giai đoạn xem có đúng thật sự là giai đoạn sớm hay không còn tùy vào bác sĩ mổ.

Vét hạch cổ trung tâm dự phòng là nên làm, để tránh tái phát sớm, điều này không làm ảnh hưởng tới rủi ro gặp biến chứng nếu bác sĩ mổ có kỹ thuật tốt.

Thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp tái phát - Ảnh BSCC

Thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp tái phát - Ảnh BSCC

Theo dõi sau khi đã cắt 1 thùy tuyến giáp/K giáp như thế nào?

Thông thường chỉ cần siêu âm kỹ tuyến giáp còn lại và hạch cổ để tìm tổn thương nghi ngờ tái phát là tốt rồi. Xét nghiệm FT4 và TSH định kỳ để xem có bị suy giáp không, nếu suy giáp thì bổ sung hormon. Quan điểm của bác sĩ Tuấn, mổ cắt 1 thùy giáp thì không cần thiết ức chế TSH ở mức thấp.

Quá trình theo dõi không cần làm xét nghiệm Tg và antiTg, vì còn 1 thùy giáp nên xét nghiệm các chỉ số đó không có ý nghĩa chẩn đoán tái phát. Làm xn đó chỉ lãng phí mà thôi nhé.

Ung thư có thể tái phát tại chỗ (tại thùy giáp còn lại) hoặc tại vùng (hạch cổ) hoặc đồng thời cả 2.

Cuối cùng, dù có tái phát thì tiên lượng vẫn rất tốt, đừng nên quá lo lắng và suy nghĩ tiêu cực. Mặc dù khi tái phát, việc mổ lại sẽ khó khăn hơn chút do xơ dính, nhưng cuộc mổ vẫn an toàn nếu bác sĩ có kỹ năng và kinh nghiệm tốt.

ThS.BSNT Nguyễn Xuân Tuấn

(Giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Theo Đời sống
Những ai nên hạn chế đi bộ?

Những ai nên hạn chế đi bộ?

Mặc dù đi bộ là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên đề phòng hoặc tránh đi bộ trong một số trường hợp nhất định.
back to top