Mới đây, các bác sĩ chỉ ra 4 nhóm người có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng, cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt, kiểm tra xong không có vấn đề gì cũng nên đi tầm soát và khám sức khỏe định kỳ, không được chủ quan.
Các phương pháp kiểm tra bao gồm: Xét nghiệm máu ẩn trong phân và xét nghiệm ADN trong phân, nội soi đại tràng, nội soi đại tràng ảo, v.v ... trong đó là nội soi đại tràng là quan trọng nhất.
Nhóm thứ nhất: Người trên 50 tuổi
Nói chung, ở tuổi 50, mọi người có thể xem xét tầm soát ung thư bằng cách nội soi đại tràng, nếu không có gì bất thường thì khám lại sau 10 năm. Một số chuyên gia còn cho rằng nên bắt đầu sàng lọc ở tuổi 40.
Ảnh minh họa. |
Nhóm thứ hai: Những người bị polyp trong quá khứ
Nếu polyp nhỏ hơn 1 cm, số lượng ít hơn 2 và là loại polyp có nguy cơ tương đối thấp như u tuyến ống, có thể xem xét khám lại 5-10 năm sau khi cắt polyp qua nội soi. Nếu số lượng polyp vượt quá 3 hoặc nếu có nhiều polyp nguy cơ cao thì nên xem lại, nội soi 3 năm một lần.
Nhóm thứ ba: Những người từng bị bệnh viêm ruột
Nội soi đại tràng tầm soát ung thư nên được bắt đầu sau 8-10 năm khi các triệu chứng viêm ruột xuất hiện.
Nhóm thứ tư: Những người có thành viên gia đình bị ung thư
Nếu một thành viên trong gia đình được phát hiện mắc bệnh ung thư đại trực tràng trước 60 tuổi hoặc cả hai thành viên trong gia đình bị ung thư đại trực tràng thì các thành viên còn lại nên bắt đầu kiểm tra bằng cách nội soi ở tuổi 40 hoặc tuổi mà người thân trẻ nhất bị ung thư trừ đi 10 tuổi.
Ví dụ, cha của anh Hồng được chẩn đoán ung thư ở tuổi 40, ông của anh Hồng được chẩn đoán ung thư ở tuổi 50, vậy anh Hồng nên bắt đầu tầm soát ở tuổi 30.
Cảnh giác với ung thư đại trực tràng khi xuất hiện các triệu chứng sau
Cần lưu ý rằng hầu hết các bệnh ung thư ở giai đoạn đầu, thậm chí giai đoạn tiến triển không có triệu chứng cụ thể, một khi các triệu chứng sau xuất hiện thì có thể không còn ở giai đoạn đầu, vì vậy hãy cảnh giác!
Ảnh minh họa. |
1. Thay đổi thói quen đi vệ sinh
Tần suất đi vệ sinh đã thay đổi từ một lần một ngày thành hai hoặc ba lần một ngày, có cảm giác muốn đi vệ sinh không ngừng sau mỗi lần đi; hình dạng của phân bắt đầu thay đổi, chẳng hạn từ đặc thành loãng; phân chuyển sang màu đen hoặc đỏ sẫm, có máu, phân trở nên loãng hơn và có chất nhầy; đại tiện tăng tần suất, nhưng không có phân.
3. Đau bụng và chướng bụng
Bệnh nhân ung thư đại trực tràng sẽ có biểu hiện chướng bụng, đau bụng do tắc ruột, tỷ lệ đau bụng nhiều hơn chướng bụng. Vị trí đau chủ yếu ở vùng giữa và bụng dưới, mức độ nặng nhẹ khác nhau, đa số là đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn.
4. Tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ
Nếu có các triệu chứng xen kẽ như tiêu chảy và táo bón, có thể là do sự phát triển của ung thư đã ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của ruột, cần nghĩ đến khả năng bị ung thư.
5. Thiếu máu và giảm cân
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có máu trong phân lâu ngày, gầy còm mãn tính do bị thiếu máu. Phải biết rằng, tình trạng thiếu máu xảy ra thường có lý do của nó, ung thư trực tràng là một trong số đó. Bệnh nhân thiếu máu thường xanh xao, không thể hoạt động thể lực trong thời gian dài, đánh trống ngực sau khi hoạt động.
Bên cạnh đó, bệnh trĩ tái đi tái lại nhiều lần, thiếu máu không rõ nguyên nhân, sụt cân, đau bụng không rõ nguyên nhân, viêm loét hậu môn kéo dài, đau rát hậu môn dai dẳng. Nếu bạn có những triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư đại tràng được liệt kê ở trên, bạn nên đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt.