U sụn mọc nhiều ở tay, chân

(khoahocdoisong.vn) - U xương sụn chiếm 45% khối u xương lành tính. Nếu khối u bất ngờ phát triển tăng kích thước cần sinh thiết và có phương án điều trị thích hợp.

Hỏi: Con tôi có nổi những cục u ở cẳng tay, chân, gối. Tôi đưa bé đi khám và được bác sĩ chẩn đoán là u sụn xương. Xin hỏi, u này có nguy hiểm không và khi nào thì cần phẫu thuật?

Nguyễn Thị Phượng (Hà Nội)

TS Dương Đình Toàn, Phó trưởng khoa Khám cơ xương khớp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: U xương sụn phổ biến là ở hành xương dài, nhưng cũng có thể ở cột sống và xương sườn.

U hay gặp ở đầu dưới xương đùi và đầu trên xương cánh tay và phát triển chậm. Bệnh nhân thường dưới 20 tuổi tại thời điểm phát hiện đầu tiên. 

Nếu khối u bất ngờ phát triển tăng kích thước cần sinh thiết và có phương án điều trị. Nhiều khối u xương sụn bẩm sinh có liên quan đến yếu tố di truyền. Nó thường phát triển chậm và có xu hướng làm cong xương dài. Sự thoái triển của u xảy ra ở 5 – 15% số ca thuộc nhóm này, nhưng cũng có nhiều trường hợp phát triển.

Về điều trị, nếu u ở những vị trí không gây cản trở đến sinh hoạt hay thẩm mỹ thì có thể không cần can thiệp nhưng phải theo dõi và kiểm tra định kỳ. Điều trị bằng phẫu thuật đối với khối u gây triệu chứng chèn ép, hay khó chịu tại chỗ, bao gồm cả việc loại bỏ cuống khối u. Khối u thứ phát cần loại bỏ hoàn toàn, trong số ít trường hợp cá biệt có thể phải cắt cụt chi.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top