Tuần này vắc-xin ngừa COVID-19 về Việt Nam: Ai được ưu tiên tiêm trước?

Tuần trước, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có văn bản gửi Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam, đồng ý cho công ty này nhập khẩu vắc-xin “COVID-19 vaccine AstraZeneca” số lượng 204.000 liều. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, dự kiến vắc-xin về Việt Nam vào tuần tới, đã xác định những người sẽ được tiêm vắc-xin COVID-19 đầu tiên.

<div> <p>Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay, đ&acirc;y l&agrave; những liều vắc-xin AstraZeneca đầu ti&ecirc;n trong khoảng 110 triệu liều dự kiến sẽ được cung ứng cho Việt Nam trong năm 2021. Với sự hỗ trợ của c&aacute;c cơ quan, đặc biệt l&agrave; sứ qu&aacute;n Việt Nam tại c&aacute;c quốc gia sản xuất vắc-xin COVID-19, Bộ Y tế đang nỗ lực tối đa để c&oacute; đủ vắc-xin cho to&agrave;n d&acirc;n trong thời gian sớm nhất.</p> <p>&ldquo;Theo Luật truyền nhiễm của Việt Nam v&agrave; khuyến c&aacute;o của Tổ chức Y tế thế giới, ch&uacute;ng ta sẽ ưu ti&ecirc;n ti&ecirc;m ph&ograve;ng trước cho nh&acirc;n vi&ecirc;n y tế c&oacute; nguy cơ phơi nhiễm cao, lực lượng bộ đội, c&ocirc;ng an, những người lao động thiết yếu phục vụ ở khu c&aacute;ch ly, tuyến đầu chống dịch, người d&acirc;n v&ugrave;ng c&oacute; dịch v&agrave; nh&oacute;m người cao tuổi, bệnh nền, dễ bị tổn thương, phải chăm s&oacute;c k&eacute;o d&agrave;i ở c&aacute;c cơ sở y tế. Trong c&aacute;c cuộc họp về ph&acirc;n phối vắc-xin, mặc d&ugrave; c&oacute; kh&ocirc;ng &iacute;t tranh luận, nhưng cuối c&ugrave;ng ch&uacute;ng t&ocirc;i đều đi đến đồng thuận&rdquo;, Thứ trưởng Thuấn cho biết.</p> <div> <blockquote class="quotes cms-quote"> <p>&ldquo;Khi nguồn cung dồi d&agrave;o, chủ trương của ng&agrave;nh Y tế l&agrave; chủng ngừa COVID-19 tr&ecirc;n diện rộng, c&agrave;ng nhanh v&agrave; c&agrave;ng nhiều c&agrave;ng tốt. Theo l&yacute; thuyết về dịch tễ học, tối thiểu cần tr&ecirc;n 80% d&acirc;n số được chủng ngừa để đạt miễn dịch cộng đồng. Cơ chế n&agrave;y sẽ l&agrave;m t&aacute;c nh&acirc;n g&acirc;y bệnh kh&ocirc;ng thể t&igrave;m thấy đủ số lượng c&aacute; thể để tr&uacute; ẩn, nh&acirc;n l&ecirc;n v&agrave; l&acirc;y nhiễm, qua đ&oacute; c&oacute; thể sớm đẩy l&ugrave;i đại dịch&rdquo;. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn</p> </blockquote> </div> <p>B&ecirc;n cạnh nh&oacute;m ưu ti&ecirc;n tr&ecirc;n, khi nguồn cung vắc-xin tăng l&ecirc;n, việc ti&ecirc;m chủng sẽ mở rộng nhiều nh&oacute;m đối tượng v&agrave; theo y&ecirc;u cầu. Với h&igrave;nh thức ti&ecirc;m dịch vụ, người d&acirc;n c&oacute; nhu cầu c&oacute; thể tiếp cận vắc-xin một c&aacute;ch c&ocirc;ng bằng với ti&ecirc;u ch&iacute; c&ocirc;ng khai, minh bạch về chi ph&iacute;, hiệu quả. Ban Chỉ đạo Quốc gia ph&ograve;ng chống dịch sẽ quản l&yacute;, gi&aacute;m s&aacute;t v&agrave; điều phối hoạt động ti&ecirc;m ph&ograve;ng COVID-19 để đảm bảo mọi người d&acirc;n đều c&oacute; quyền tiếp cận b&igrave;nh đẳng, hợp l&yacute; v&agrave; hiệu quả với vắc-xin COVID-19. Đ&acirc;y l&agrave; phương &aacute;n Bộ Y tế tr&igrave;nh Ch&iacute;nh phủ ph&ecirc; duyệt.</p> <p>&nbsp;&ldquo;Để c&oacute; được tỷ lệ bao phủ vắc-xin kỳ vọng tr&ecirc;n l&agrave; th&aacute;ch thức v&ocirc; c&ugrave;ng lớn của c&aacute;c quốc gia kh&ocirc;ng ri&ecirc;ng g&igrave; nước ta. Một trong c&aacute;c giải ph&aacute;p quan trọng l&agrave; đa dạng ho&aacute; nhiều nguồn cung ứng vắc-xin, bao gồm vắc-xin của Việt Nam sản xuất. Ngo&agrave;i ra, ph&aacute;t huy tối đa c&aacute;c nguồn lực x&atilde; hội tham gia chương tr&igrave;nh ti&ecirc;m chủng COVID-19&rdquo;, l&atilde;nh đạo Bộ Y tế n&oacute;i.</p> <p><strong>R&uacute;t ngắn thời gian nghi&ecirc;n cứu vắc-xin</strong></p> <p>Đối với vắc-xin do Việt Nam nghi&ecirc;n cứu v&agrave; sản xuất, TS Nguyễn Ng&ocirc; Quang, Ph&oacute; Cục trưởng Cục Khoa học c&ocirc;ng nghệ v&agrave; Đ&agrave;o tạo (Bộ Y tế) cho biết: &ldquo;Những kết quả nghi&ecirc;n cứu kh&ocirc;ng chỉ phục vụ cho việc sử dụng vắc-xin trong nước m&agrave; c&ograve;n c&ocirc;ng bố cho quốc tế&rdquo;.</p> <p>Sau giai đoạn 1 thử nghiệm vắc-xin Nano Covax, để đẩy nhanh tiến độ, r&uacute;t ngắn khoảng 50% thời gian, TS. Quang đề xuất kh&ocirc;ng chỉ tổ chức triển khai nghi&ecirc;n cứu tại 1 điểm ở Học viện Qu&acirc;n y m&agrave; sẽ phối hợp với Viện Pasteur TPHCM c&ugrave;ng tham gia nghi&ecirc;n cứu, thực hiện tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An.</p> <p>Đến nay, số lượng t&igrave;nh nguyện vi&ecirc;n đăng k&yacute; nghi&ecirc;n cứu giai đoạn 2 đ&atilde; đạt gần 1.000 người, trong đ&oacute; c&oacute; khoảng 400 t&igrave;nh nguyện vi&ecirc;n đăng k&yacute; tại Học viện Qu&acirc;n y, hơn 500 người đăng k&yacute; tại Bến Lức. TS. Quang b&agrave;y tỏ mong muốn, ngay trong đầu tuần n&agrave;y, c&oacute; thể s&agrave;ng lọc, chọn lựa người đủ ti&ecirc;u chuẩn, đ&aacute;p ứng tiến độ giai đoạn 2.</p> <p>Dự kiến, ng&agrave;y 26/2, sẽ tổ chức ti&ecirc;m mũi vắc-xin đầu ti&ecirc;n của giai đoạn 2 tại huyện Bến Lức. Nếu đ&uacute;ng tiến độ, mũi thứ 2 sẽ ti&ecirc;m v&agrave;o cuối th&aacute;ng 3, đến cuối th&aacute;ng 4/2021 c&oacute; kết quả nghi&ecirc;n cứu của giai đoạn 2. Giai đoạn 3 c&oacute; thể bắt đầu trong đầu th&aacute;ng 5/2021. Sẽ thực hiện được nếu c&aacute;c dữ liệu nghi&ecirc;n cứu của giai đoạn 2 đ&aacute;p ứng y&ecirc;u cầu li&ecirc;n quan đến t&iacute;nh an to&agrave;n, t&iacute;nh sinh miễn dịch.</p> <p>Hội đồng của Bộ Y tế thống nhất giai đoạn 2 vẫn triển khai ở nh&oacute;m 3 liều (25-50 v&agrave; 75mcg) để đảm bảo t&iacute;nh khoa học; đồng thời sẽ cộng th&ecirc;m một nh&oacute;m người kh&ocirc;ng ti&ecirc;m vắc-xin để l&agrave;m kết quả đối chứng, đ&aacute;nh gi&aacute; hiệu quả, ph&acirc;n t&iacute;ch khoa học của vắc-xin.</p> <p>Hai nh&oacute;m nghi&ecirc;n cứu của Viện Pasteur TPHCM v&agrave; Học viện Qu&acirc;n y cam kết, từ nay đến cuối th&aacute;ng 4 sẽ ho&agrave;n thiện to&agrave;n bộ nghi&ecirc;n cứu giai đoạn 2 để đến đầu th&aacute;ng 5 c&oacute; dữ liệu nghi&ecirc;n cứu, l&agrave;m cơ sở cho Hội đồng xem x&eacute;t, chuyển sang giai đoạn 3. Giai đoạn 3 với khoảng từ 10.000 - 15.000 người t&igrave;nh nguyện tham gia, c&oacute; thể mở rộng lựa chọn đối tượng tham gia để đảm bảo t&iacute;nh phổ rộng hay t&iacute;nh khoa học.</p> <p>Với tiến độ triển khai như hiện nay, TS. Quang hy vọng Việt Nam sẽ mất khoảng 4-5 th&aacute;ng để kết th&uacute;c giai đoạn 3. Như vậy, so với tiến độ ban đầu, Bộ Y tế phối hợp với c&aacute;c đơn vị, triển khai, r&uacute;t ngắn một nửa thời gian nghi&ecirc;n cứu nhưng vẫn đảm bảo c&aacute;c điều kiện li&ecirc;n quan đến t&iacute;nh khoa học, quy tr&igrave;nh cũng như dữ liệu về khoa học.</p> <p class="article-author cms-author">&nbsp;</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo www.tienphong.vn
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top