Ngay từ khâu thiết kế, các kỹ sư đã đặt một radar quan sát dẫn bắn phía sau trên chiếc máy bay mang tên lửa chiến lược được chế tạo mới hoàn toàn đầu tiên này.
Radar cho phép máy bay sử dụng tên lửa không đối không phóng ngược để tự vệ.
Theo dẫn bắn của radar phía sau, phi công trên Thiên Nga trắng Tu-160M có thể tiêu diệt tên lửa không đối không, tên lửa phòng không và máy bay chiến đấu đối phương - một nguồn tin trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay quân sự, trong cuộc phỏng vấn với RIA Novosti cho biết.
Những máy bay Tu-160 trước đó không có radar phía đuôi. Tên lửa phòng thủ chỉ có thể tấn công các mục tiêu ở bán cầu phía trước và nếu muốn phòng thủ phía sau, máy bay sẽ phải quay đầu 180 độ hoặc thực hiện các kỹ năng tránh tên lửa. Với khối lượng, kích thước và tốc độ của Tu-160, điều này là không thể.
Trên cơ sở tính năng kỹ chiến thuật và yêu cầu nhiệm vụ, các kỹ sư quân sự quyết định sử dụng tên lửa ở bán cầu sau, Tu-160 là phương tiện tác chiến chiến lược, khả năng cơ động thấp, trong khi các tên lửa không đối không ngày càng nhỏ hơn và linh hoạt hơn, phù hợp với khả năng lắp và phóng ngược theo cơ chế dẫn bắn radar hoặc cơ chế “bắn – quên” .
Theo các phương tiện truyền thông quân sự, kho vũ khí của Tu-160M được cập nhật hiện đại hơn. Theo các chuyên gia nước ngoài, cơ số vũ khí của máy bay sẽ là các loại tên lửa tầm trung và tầm xa thế hệ mới, bao gồm cả tên lửa siêu thanh.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ quân sự, trong tương lai Tu-160 Thiên Nga trắng có thể sẽ phát triển thành một tổ hợp vũ khí đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ tấn công chiến lược đồng thời có thể thực hiện các cuộc không chiến tầm trung và tầm xa.