Quân đội Philippines sẽ nhận tên lửa BrahMos trong năm 2023 - 2027

Thông tấn nhà nước Philippines đưa tin quân đội Philippines (PA) chuẩn bị nhận tên lửa hành trình siêu âm tầm trung BrahMos do Ấn Độ sản xuất.

Tiến trình mua sắm BrahMos của Quân đội Philippines được lên kế hoạch theo khuôn khổ giai đoạn Chân trời thứ 3 (Năm 2023-2027) trong Chương trình Hiện đại hóa các Lực lượng vũ trang Philippines (RAFPMP).

Hiện, Quân đội Philippines vẫn chưa nhận được các hệ thống tên lửa, do vẫn đang trong giai đoạn Chân trời thứ 2 (2018-2022). Trong đó, một số thương vụ mua sắm đã lên kế hoạch đang trong quá trình thực hiện.

Khái niệm phòng thủ bờ biển của Quân đội Philippine bao gồm các tuyến phòng ngự chiều sâu về phía biển làm suy yếu lực lượng tiến công của đối phương, và tuyến phòng ngự chiều sâu trên đất liền, chống nguy cơ bao vây và cô lập.

Trong dó, mua sắm 2 khẩu đội tên lửa bờ biển sẽ đóng vai trò là hỏa lực tấn công chủ đạo trong phòng thủ bờ biển trong hệ thống phòng thủ lãnh thổ.

Dự án BrahMos trị giá 374.962.800 USD (khoảng 19 tỷ PHP). Ngày 31/12, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Delfin Lorenzana đã ký Thông báo cấp Kinh phí cho dự án mua sắm BrahMos của Hải quân. Đó là một thỏa thuận giữa chính phủ và chính phủ được ký kết với Ấn Độ.

Thỏa thuận bao gồm cung cấp 2 khẩu đội tên lửa, đào tạo các kíp trắc thủ, lực lượng hậu cần kỹ thuật, gói Hỗ trợ Hậu cần Tích hợp (ILS) cần thiết. Trung đoàn Phòng thủ bờ biển Lính thủy Đánh bộ Philippines sẽ là đơn vị được biên chế hệ thống tên lửa BrahMos.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos của Quân đội Ấn Độ

BrahMos (PJ-10) là tên lửa hành trình siêu thanh ramjet tầm trung, được phóng từ tàu ngầm, tàu thủy, máy bay hoặc bệ phóng trên đất liền. Đây là một trong những tên lửa hành trình siêu âm nhanh nhất trên thế giới.

Tên lửa hành trình BrahMos có tốc độ tối đa khoảng Mach 2,8 (3.400 km/giờ) và mang đầu đạn nặng 200 đến 300 kg.

Hệ thống GBASM là một hệ thống phóng di động có khả năng tấn công chính xác tầm xa, tiêu diệt các tàu chiến thù địch trong phòng thủ bờ biển. Là một thành phần của chiến lược phòng thủ nhiều lớp và thuộc lực lượng Pháo binh trên đất liền.

GBASM được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên biển với tốc độ và độ chính xác cao, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, tầm xa 250-300 km.

Hệ thống phóng cơ động có 2 tên lửa cấu hình sẵn sàng phóng trong thùng phóng container. Khẩu đội BrahMos có trong biên chế hệ thống radar xác định mục tiêu, dẫn đạn và hệ thống chỉ huy, điều khiển hỏa lực.

Theo Đời sống - Tri thức cuộc sống
Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) tiến hành cuộc diễn tập chung cơ động đường thủy trên các xe chiến đấu đổ bộ của Mỹ (ACV) và xe đổ bộ tấn công Nhật Bản (AAV) Iron Fist 2022 tại White Beach, Căn cứ Lính thủy đánh bộ (MCB) Trại Pendleton, California, ngày 1-2/2.
back to top