TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo: Sức khoẻ toàn dân quan trọng hơn tăng trưởng kinh tế

Cho rằng mọi gói kích cầu giờ đều vô nghĩa, ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo đề xuất Chính phủ hạ mục tiêu tăng trưởng để dồn lực chống dịch.

<div> <p style="text-align: justify;">PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa T&agrave;i ch&iacute;nh - Đại học Kinh tế TP HCM cho rằng bảo vệ được sức khoẻ của người d&acirc;n sẽ gi&uacute;p Ch&iacute;nh phủ củng cố niềm tin v&agrave; hy vọng kinh tế bớt ảnh hưởng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>N&ecirc;n dồn nguồn lực chống dịch</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>- Với diễn biến phức tạp của Covid-19 hiện nay, theo &ocirc;ng kịch bản kinh tế trong nước thời gian tới, cụ thể trong qu&yacute; 2 sẽ thế n&agrave;o?</em></p> <p style="text-align: justify;">- Chưa biết dịch bệnh bao l&acirc;u mới kết th&uacute;c n&ecirc;n rất kh&oacute; để dự đo&aacute;n.&nbsp;Tuy nhi&ecirc;n, điều dễ thấy l&agrave; nếu Covid-19 k&eacute;o d&agrave;i hết qu&yacute; II, nhiều doanh nghiệp c&oacute; thể ph&aacute; sản. Doanh thu kh&ocirc;ng thể b&ugrave; đắp c&aacute;c khoản chi cho hoạt động như trả lương, l&atilde;i vay ng&acirc;n h&agrave;ng, thu&ecirc; mặt bằng...&nbsp;Khi đ&oacute;, kinh tế Việt Nam dễ rơi v&agrave;o suy tho&aacute;i, v&igrave; hiện nay chi ti&ecirc;u ti&ecirc;u d&ugrave;ng đang c&oacute; xu hướng giảm khi người d&acirc;n hạn chế đi ra ngo&agrave;i.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Dịch bệnh lần n&agrave;y l&agrave; một dạng rủi ro hệ thống n&ecirc;n n&oacute; sẽ kh&ocirc;ng chừa bất cứ lĩnh vực hay ng&agrave;nh nghề n&agrave;o. Sau h&agrave;ng kh&ocirc;ng, dịch vụ, du lịch, n&ocirc;ng nghiệp, thiệt hại sẽ lan cả nền kinh tế.</p> <p style="text-align: justify;">Nếu tăng trưởng kinh tế trong hai qu&yacute; li&ecirc;n tục sụt giảm th&igrave; về l&yacute; thuyết, nền kinh tế rơi v&agrave;o suy tho&aacute;i. V&agrave; nếu suy tho&aacute;i kinh tế k&eacute;o d&agrave;i sẽ g&acirc;y ra khủng hoảng. Do đ&oacute;, cần bảo vệ được l&ograve;ng tin của người d&acirc;n v&agrave; khẳng định sẽ kiểm so&aacute;t được dịch bệnh để mọi thứ dần đi v&agrave;o b&igrave;nh thường. L&uacute;c đ&oacute; mới hy vọng kinh tế bớt bị ảnh hưởng ti&ecirc;u cực.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Trưởng khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP HCM tại một sự kiện gần đây. Ảnh: NVCC." src="https://khds.1cdn.vn/2020/03/07/bao190144621-170637890566466-1-9928-2427-1584775631.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo -&nbsp;Trưởng khoa T&agrave;i ch&iacute;nh,&nbsp;Đại học Kinh tế TP HCM tại một sự kiện gần đ&acirc;y. Ảnh: NVCC.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><em>- Hiện Ch&iacute;nh phủ vẫn chưa thay đổi mục ti&ecirc;u tăng trưởng, &ocirc;ng đ&aacute;nh gi&aacute; việc n&agrave;y như thế n&agrave;o?</em></p> <p style="text-align: justify;">- Việt Nam trước đ&oacute; đ&atilde; chuẩn bị c&aacute;c kịch bản để chủ động ứng ph&oacute; v&agrave; quyết t&acirc;m đảm bảo mục ti&ecirc;u tăng trưởng. Nhưng việc n&agrave;y sẽ kh&oacute; thực hiện khi dịch bước sang giai đoạn hai với nhiều ca nhiễm hơn v&agrave; nguy cơ l&acirc;y lan lớn.</p> <p style="text-align: justify;">Covid-19 kh&ocirc;ng biết sẽ k&eacute;o d&agrave;i đến khi n&agrave;o n&ecirc;n ch&uacute;ng ta cần phải ưu ti&ecirc;n bảo vệ sức khoẻ của người d&acirc;n, cũng ch&iacute;nh l&agrave; của lực lượng lao động. Nếu kh&ocirc;ng, khi dịch qua đi, Việt Nam sẽ kh&ocirc;ng đủ nguồn lao động với sức khoẻ tốt v&agrave; tinh nhuệ để l&agrave;m việc.</p> <p style="text-align: justify;">Đ&acirc;y l&agrave; l&uacute;c Ch&iacute;nh phủ n&ecirc;n c&acirc;n nhắc điều chỉnh lại mục ti&ecirc;u tăng trưởng v&agrave; ưu ti&ecirc;n to&agrave;n lực cho c&ocirc;ng t&aacute;c chống dịch trong ngắn hạn nhằm hướng đến mục ti&ecirc;u ổn định v&agrave; ph&aacute;t triển kinh tế d&agrave;i hạn. Điều n&agrave;y cũng nhằm cho thấy cả hệ thống ch&iacute;nh trị đang c&ugrave;ng nh&acirc;n d&acirc;n đồng l&ograve;ng dồn hết nguồn lực để chống dịch.</p> <p style="text-align: justify;">C&ograve;n nếu vẫn đeo đuổi &quot;mục ti&ecirc;u k&eacute;p&quot; sẽ khiến Việt Nam dễ ph&acirc;n t&aacute;n nguồn lực v&agrave; trở n&ecirc;n k&eacute;m hiệu quả, thậm ch&iacute; c&oacute; rủi ro. Trong một b&agrave;i to&aacute;n bị r&agrave;ng buộc phải t&igrave;m ra một kết quả tối ưu chứ kh&ocirc;ng thể đạt được tất cả lợi &iacute;ch. Nếu đem l&ecirc;n b&agrave;n c&acirc;n, sức khoẻ của to&agrave;n d&acirc;n l&uacute;c n&agrave;y quan trọng hơn tăng trưởng kinh tế.</p> <p style="text-align: justify;"><em>- &Ocirc;ng đ&aacute;nh gi&aacute; sao về những giải ph&aacute;p Ch&iacute;nh phủ đưa ra gần đ&acirc;y?</em></p> <p style="text-align: justify;">- Trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, t&ocirc;i cho rằng Ch&iacute;nh phủ đ&atilde; l&agrave;m rất tốt tr&ecirc;n cả hai mặt trận l&agrave; chống dịch bệnh v&agrave; đảm bảo ph&aacute;t triển kinh tế.&nbsp;Quyết t&acirc;m thực hiện chiến lược k&eacute;p &quot;vừa chống dịch vừa đảm bảo mục ti&ecirc;u tăng trưởng&quot; vừa qua c&oacute; thể gi&uacute;p giữ vững niềm tin cho người d&acirc;n v&agrave; doanh nghiệp để họ cố gắng b&aacute;m trụ sản xuất, kinh doanh.</p> <p style="text-align: justify;">B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, Ch&iacute;nh phủ thực hiện loạt giải ph&aacute;p gi&atilde;n, giảm thuế, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp, đồng thời gia hạn hoặc miễn giảm l&atilde;i vay, hạn chế thanh kiểm tra... cũng rất b&agrave;i bản. Hiệu quả trước ti&ecirc;n l&agrave; hạn chế được t&acirc;m l&yacute; &quot;bầy đ&agrave;n&quot; v&agrave; đầu cơ t&iacute;ch trữ, đồng thời n&acirc;ng cao &yacute; thức tr&aacute;ch nhiệm của người d&acirc;n với cộng đồng trong việc chống dịch v&agrave; ph&aacute;t triển kinh tế.</p> <p style="text-align: justify;">Vấn đề quan trọng hiện nay l&agrave; l&agrave;m sao để những giải ph&aacute;p n&agrave;y được đi v&agrave;o thực tế v&agrave; thực sự đến được với đối tượng cần hỗ trợ.</p> <p style="text-align: justify;"><em>- Vậy Ch&iacute;nh phủ n&ecirc;n l&agrave;m g&igrave; cho nền kinh tế l&uacute;c n&agrave;y b&ecirc;n cạnh ưu ti&ecirc;n chống dịch?</em></p> <p style="text-align: justify;">- C&aacute;i quan trọng nhất vẫn l&agrave; sự thực thi, thực thi v&agrave; thực thi. Ch&iacute;nh phủ phải tiếp tục bắt tay v&agrave;o l&agrave;m rốt r&aacute;o v&agrave; thực chất c&aacute;c giải ph&aacute;p bằng c&aacute;ch ph&acirc;n loại c&aacute;c doanh nghiệp ra, xem đơn vị n&agrave;o thật sự cần hỗ trợ, hỗ trợ c&aacute;i g&igrave; v&agrave; đến đ&acirc;u. Khi đ&oacute;, c&aacute;c giải ph&aacute;p miễn giảm thuế, ph&iacute;, c&aacute;c g&oacute;i hỗ trợ t&iacute;n dụng mới đi đ&uacute;ng đối tượng, đ&uacute;ng đ&iacute;ch v&agrave; tr&aacute;nh được c&aacute;c nh&oacute;m lợi &iacute;ch, trục lợi...&nbsp;Điều n&agrave;y l&agrave; cực kỳ quan trọng, bởi nếu chủ trương đ&uacute;ng nhưng thực hiện sai th&igrave; giải ph&aacute;p cũng thất bại.</p> <p style="text-align: justify;">Ch&iacute;nh phủ cần l&agrave;m sao giữ ổn định sản xuất, ổn định hoạt động của doanh nghiệp cũng như đảm bảo việc l&agrave;m cho người d&acirc;n. Đồng thời cố gắng hạn chế tối đa t&igrave;nh trạng ph&aacute; sản xảy ra h&agrave;ng loạt để khi dịch bệnh đi qua sẽ dễ gi&uacute;p nền kinh tế phục hồi.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Kh&ocirc;ng g&oacute;i k&iacute;ch th&iacute;ch n&agrave;o chống được nỗi sợ h&atilde;i</strong></p> <p style="text-align: justify;"><em>- Trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, c&aacute;c g&oacute;i k&iacute;ch th&iacute;ch kinh tế được ch&iacute;nh phủ nhiều nước tung ra, thậm ch&iacute; tặng tiền để người d&acirc;n chi ti&ecirc;u. Theo &ocirc;ng, &ocirc;ng nghĩ sao về một g&oacute;i k&iacute;ch cầu với Việt Nam?</em></p> <p style="text-align: justify;">- L&uacute;c n&agrave;y, kh&ocirc;ng c&oacute; g&oacute;i k&iacute;ch th&iacute;ch kinh tế n&agrave;o chống được nỗi sợ h&atilde;i. Ch&uacute;ng ta kh&ocirc;ng n&ecirc;n nghĩ đến g&oacute;i k&iacute;ch cầu v&igrave; ưu ti&ecirc;n h&agrave;ng đầu l&agrave; đảm bảo sức khoẻ cho to&agrave;n d&acirc;n v&agrave; nguồn lực để chống dịch.</p> <p style="text-align: justify;">K&iacute;ch cầu chỉ sử dụng khi nền kinh tế gặp một c&uacute; sốc n&agrave;o đ&oacute; như gi&aacute; dầu, tiền tệ hoặc ngoại sinh như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung... Khi đ&oacute; ng&acirc;n h&agrave;ng trung ương bơm tiền ra th&ocirc;ng qua ch&iacute;nh s&aacute;ch tiền tệ nới lỏng nhằm k&eacute;o mặt bằng gi&aacute; cả giảm xuống, gi&uacute;p người d&acirc;n thấy quyết định chi ti&ecirc;u của họ hiệu quả hơn v&agrave; mạnh tay chi ti&ecirc;u để k&eacute;o tổng cầu l&ecirc;n. Như thế mới gọi l&agrave; k&iacute;ch cầu.</p> <p style="text-align: justify;">Người d&acirc;n ở nh&agrave;, học sinh nghỉ học, mọi hoạt động vui chơi tạm ngưng v&igrave; dịch bệnh chứ kh&ocirc;ng phải do gi&aacute; cả đắt đỏ m&agrave; kh&ocirc;ng d&aacute;m chi ti&ecirc;u. Vậy th&igrave; k&iacute;ch cầu l&uacute;c n&agrave;y sẽ kh&ocirc;ng c&oacute; hiệu quả hay n&oacute;i c&aacute;ch kh&aacute;c l&agrave; v&ocirc; nghĩa. Ngay g&oacute;i hỗ trợ t&iacute;n dụng 250.000 tỷ đồng vừa qua cũng chưa chắc đ&atilde; hấp thụ v&agrave;o nền kinh tế được.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Nhà hàng tại phố đi bộ Bùi Viện (TP HCM) đóng cửa ngày 14/3  do Covid-19. Ảnh: Quỳnh Trần." src="https://khds.1cdn.vn/2020/02/28/hang-quan-quynhtran-1584810677-5990-1584810741.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Nh&agrave; h&agrave;ng tại phố đi bộ B&ugrave;i Viện (TP HCM) đ&oacute;ng cửa ng&agrave;y 14/3&nbsp;&nbsp;do Covid-19. Ảnh: <em>Quỳnh Trần.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Dịch bệnh sẽ c&ograve;n t&aacute;c động mạnh l&ecirc;n h&agrave;nh vi cũng như l&ograve;ng tin ti&ecirc;u d&ugrave;ng của người d&acirc;n. Chưa kể, c&aacute;c động th&aacute;i gần đ&acirc;y của Cục Dự trữ li&ecirc;n bang Mỹ (Fed) khiến thị trường chứng kho&aacute;n nước n&agrave;y sụt giảm thảm hại cũng l&agrave;m l&acirc;y lan t&acirc;m l&yacute; bi quan cho nh&agrave; đầu tư to&agrave;n cầu, trong đ&oacute; c&oacute; Việt Nam. Do đ&oacute;, hệ thống t&agrave;i ch&iacute;nh sẽ l&agrave; nơi rất dễ bị tổn thương v&agrave; cần sự ch&uacute; &yacute; đặc biệt.</p> <p style="text-align: justify;">Như mọi dịch bệnh, cuối c&ugrave;ng Covid-19 cũng sẽ kết th&uacute;c. Cho d&ugrave; nỗi sợ h&atilde;i c&oacute; lớn đến đ&acirc;u, Covid -19 sẽ kh&ocirc;ng bao giờ l&agrave; nguy&ecirc;n nh&acirc;n thuộc về cấu tr&uacute;c nội tại để dẫn đến suy tho&aacute;i kinh tế ở c&aacute;c nước. C&oacute; chăng, đ&oacute; chỉ l&agrave; biến cố th&ecirc;m v&agrave;o c&aacute;c căn bệnh cố hữu nội tại, khiến cho một v&agrave;i nước lo sợ n&oacute; th&uacute;c đẩy nhanh hơn qu&aacute; tr&igrave;nh suy tho&aacute;i, n&ecirc;n họ phải tung ra c&aacute;c g&oacute;i k&iacute;ch th&iacute;ch kinh tế.</p> <p style="text-align: justify;"><em>- Doanh nghiệp cần l&agrave;m g&igrave; v&agrave; l&agrave;m như thế n&agrave;o để vượt qua khủng hoảng v&agrave; </em><em>cuộc chiến d&agrave;i kỳ n&agrave;y</em><em>?</em></p> <p style="text-align: justify;">- Điều quan trọng nhất l&uacute;c n&agrave;y l&agrave; sự ki&ecirc;n định v&agrave; t&iacute;nh linh hoạt.</p> <p style="text-align: justify;">Doanh nghiệp c&oacute; thể chia l&agrave;m hai loại h&igrave;nh, một b&ecirc;n l&agrave; c&aacute;c tập đo&agrave;n kinh tế nh&agrave; nước v&agrave; một b&ecirc;n l&agrave; kinh tế tư nh&acirc;n. Trong đ&oacute;, c&aacute;c tập đo&agrave;n nh&agrave; nước đặc th&ugrave; c&oacute; tiềm lực t&agrave;i ch&iacute;nh mạnh, c&oacute; m&ocirc; h&igrave;nh hoạt động đa ng&agrave;nh, đa lĩnh vực hoặc c&oacute; t&iacute;nh đặc th&ugrave; n&ecirc;n đủ sức để gắng gượng qua m&ugrave;a dịch.</p> <p style="text-align: justify;">Đ&aacute;ng ngại nhất l&agrave; c&aacute;c doanh nghiệp tư nh&acirc;n vừa v&agrave; nhỏ. Đa số họ kh&ocirc;ng c&oacute; tiềm lực t&agrave;i ch&iacute;nh n&ecirc;n dễ bị tổn thương khi ti&ecirc;u d&ugrave;ng v&agrave; tổng cầu của nền kinh tế giảm xuống, Họ rất cần được ưu ti&ecirc;n hỗ trợ v&agrave; bảo vệ.</p> <p style="text-align: justify;">B&ecirc;n cạnh sự hỗ trợ từ nh&agrave; nước, bản th&acirc;n họ cũng phải cố gắng. Doanh nghiệp nhỏ nhưng họ sẽ c&oacute; lợi thế ở t&iacute;nh linh hoạt trong m&ocirc; h&igrave;nh hoạt động. Chẳng hạn, khi mọi người đều ở nh&agrave;, l&agrave;m việc tại nh&agrave; sẽ h&igrave;nh th&agrave;nh những nhu cầu v&agrave; m&ocirc; h&igrave;nh kinh doanh mới. Điều n&agrave;y đ&ograve;i hỏi họ s&aacute;ng tạo v&agrave; linh hoạt chuyển đổi để đ&aacute;p ứng.</p> <p style="text-align: justify;">Thậm ch&iacute;, sau đại dịch một số th&oacute;i quen v&agrave; nhu cầu con người cũng c&oacute; thể thay đổi. Khi đ&oacute;, b&ecirc;n cạnh nguy cơ ph&aacute; sản th&igrave; sẽ c&oacute; những cơ hội v&agrave; cho ra đời những dịch vụ hoặc m&ocirc; h&igrave;nh kinh doanh mới thay cho truyền thống.</p> <p style="text-align: justify;">N&oacute;i t&oacute;m lại, đại dịch lần n&agrave;y cũng c&oacute; thể xem l&agrave; liều thuốc thử với doanh nghiệp, sẽ s&agrave;ng lọc bớt những đơn vị n&agrave;o kh&ocirc;ng đủ sức khoẻ, c&ograve;n những ai th&iacute;ch nghi được sẽ tồn tại theo hướng mới v&agrave; ph&aacute;t triển mạnh hơn.</p> </div> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p>

Theo vnexpress.net
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
back to top