Trung Quốc: Tò mò nhét bóng điện vào miệng, chàng trai nhận "kết đắng"

Không tin rằng nếu nhét bóng đèn vào miệng sẽ bị mắc kẹt, người đàn ông ở Trung Quốc đã tự mình thử và đã phải chạy vội đến đội cứu hỏa kêu cứu vì không thể lấy ra được...

Một người đàn ông ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, nhìn thấy thông tin trên mạng rằng bóng đèn sẽ bị mắc kẹt nếu nhét vào miệng. Tò mò không biết có đúng hay không, anh chàng tự mình thử, không ngờ kết quả thực sự là không thể lấy ra được. Cảm thấy xấu hổ, anh phải lấy tay che mặt và vội vã chạy đến đội cứu hỏa kêu cứu.


Theo các phương tiện truyền thông địa phương, người đàn ông này dùng quần áo che miệng và mũi, lo lắng chạy đến đội cứu hỏa để được giúp đỡ. Khi đó, anh chỉ dùng tay làm ám hiệu mà không nói lời nào, hai má phồng lên, nhìn kỹ mới biết trong miệng anh có nhét một bóng đèn.

Thấy vậy, những người lính cứu hỏa vừa quan sát kỹ vừa an ủi người đàn ông. Sau khi xác định bóng đèn làm bằng thủy tinh, họ lo nếu nó vỡ trong miệng sẽ khiến người đàn ông bị thương ở miệng nên quyết định đưa anh đến bệnh viện gần đó. Khi nhân viên y tế cẩn thận lấy được chiếc bóng đèn còn nguyên vẹn ra, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm.

Về việc này, người đàn ông thú nhận rằng vì không tin rằng nếu nhét vào miệng bóng đèn sẽ không lấy ra được nên tò mò muốn thử nghiệm. Không ngờ thực sự mắc kẹt, khiến anh hối không kịp.

Trên thực tế, " kẹo mút bóng đèn " trước đây rất phổ biến ở Trung Quốc đại lục. Chúng được làm theo hình dạng của bóng đèn với kích thước 1:1. Ngậm trong miệng 45 phút mới có thể lấy ra. Trong khoảng thời gian này, bạn phải liên tục mút để tăng tốc độ tan chảy trên bề mặt đường, sau đó dùng sức kéo ra. Lúc mới ăn, mọi cố gắng kéo ra đều vô ích, rất nhiều người đã trải qua cảm giác tuyệt vọng sau khi ăn loại kẹo mút này.

Về vấn đề này, một bác sĩ từ Viện Nhi khoa Thủ đô Bắc Kinh giải thích rằng khi một người mở miệng quá mạnh, lưỡi sẽ đẩy ra sau, toàn bộ miệng sẽ co lại, đồng thời sẽ trượt về phía trước.

Khi có một bóng đèn trong miệng, nó sẽ cản trở sự trượt về phía trước của khớp thái dương hàm, do đó mức độ mở bị hạn chế và cử động há miệng không thể được tối đa, vì vậy việc đưa bóng đèn vào miệng hoàn toàn không phù hợp với người bình thường.

Ngoài ra, nếu bóng đèn lấp đầy miệng sẽ gây tắc nghẽn đường thở, ảnh hưởng đến quá trình nuốt, hô hấp bình thường, có nguy cơ gây ngạt thở, thậm chí nếu là kẹo tan chảy bình thường thì duy trì một động tác trong thời gian dài cũng sẽ gây tổn thương cho miệng.

Theo Đời sống
back to top