Trung Quốc: Người đàn ông đột tử sau khi tắm vì sai lầm đáng trách

Thời tiết nắng nóng, người đàn ông mồ hôi nhễ nhại, dội xô nước lạnh lên người để hạ nhiệt. Vài giờ sau, người này thấy đau tức ngực nên vội đi viện kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim diện rộng.

Cách đây không lâu, bác sĩ Ding Yahui – trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện nhân dân tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) chia sẻ câu chuyện buồn của một bệnh nhân trên Weibo.

Theo đó, bệnh nhân vốn rất khỏe, sở hữu sức mạnh “đả hổ”. Thời tiết nắng nóng, người này mồ hôi nhễ nhại, dội xô nước lạnh lên người để hạ nhiệt. Thời điểm đó, anh cảm thấy tức ngực dai dẳng nhưng nghĩ mình bị say nắng, không đến bệnh viện.

Vài giờ sau, anh thấy đau tức ngực, tình trạng ngày càng nặng nên vội đến viện. Sau khi khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim diện rộng. Mặc dù được can thiệp tích cực nhưng sức khỏe bệnh nhân không cải thiện, trút hơi thở cuối cùng trước sự chứng kiến của người thân.

Thực tế, nhiều trường hợp đột tử sau tắm được ghi nhận mỗi dịp hè. Liaoshen Evening News từng đưa tin, hè 2013, một người đàn ông 40 tuổi ở Thẩm Dương tắm nước lạnh ngay sau khi chạy bộ bất ngờ đau tim, gục tại phòng tắm. Bình thường, tắm làm sạch, giúp cơ thể thư giãn. Vậy nhưng mắc sai lầm khi tắm dưới đây dễ gây sự việc đáng tiếc.

Tắm nước lạnh khi mồ hôi nhễ nhại khiến nhiều người đột tử. (Ảnh minh họa: ABLW)

Tắm nước lạnh khi mồ hôi nhễ nhại khiến nhiều người đột tử. (Ảnh minh họa: ABLW)

Nhiệt độ nước không phù hợp. Nhiệt độ nước nên duy trì mức 35-40°C, càng gần nhiệt độ cơ thể càng tốt. Nếu nhiệt độ nước quá cao, các mạch máu biểu bì trên cơ thể sẽ mở rộng, lượng máu về tim và não giảm gây tình trạng thiếu oxy.

Trong khi đó, nhiệt độ nước quá thấp khiến chân lông trên da đột ngột đóng, mạch máu co lại, quá trình bài tiết mồ hôi và tản nhiệt sẽ bị cản trở. Nhiều trường hợp đang đi ngoài nóng, tắm nước lạnh dẫn đến đột quỵ.

Thời gian tắm không phù hợp. Thời gian tắm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cơ thể. Theo đó, không nên tắm sau khi làm việc căng thẳng, uống rượu, tập thể dục, mệt mỏi và ngay sau bữa ăn, cụ thể:

- Không tắm sau làm việc căng thẳng. Theo bác sĩ Du Zuoyi – trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhân dân số 2 Quảng Đông, không nên tắm ngay sau khi làm việc căng thẳng. Thay vào đó, bạn nên nghỉ ngơi thả lỏng cơ thể.

Quá trình làm việc, não tập trung cường độ cao, cần nhiều máu. Tắm ngay lập tức, máu sẽ truyền lên bề mặt da khiến lượng máu cung cấp cho não giảm đột ngột. Một khi não không được cấp máu đầy đủ dễ dẫn đến ngất xỉu.

- Không tắm sau khi uống rượu. Theo bác sĩ Chen Manhua – trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Vũ Hán, dưới sự kích thích của rượu và nước nóng, mạch máu trên bề mặt cơ thể sẽ giãn. Một lượng lớn máu từ các cơ quan nội tạng sẽ được truyền đến bề mặt cơ thể gây thiếu máu cục bộ; gây ra những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim nguy hiểm.

- Không tắm sau khi thể thao. Khi tắm, nhiệt độ nước kích thích khiến mạch máu của cơ và da giãn nở, làm tăng lượng máu đến cơ, da, dẫn đến không đủ máu cung cấp cho các cơ quan khác, đặc biệt là não và tim. Tình trạng này rất nguy hiểm với người mắc huyết áp cao, bệnh tim mạch vành. Tim hay não thiếu máu trầm trọng sẽ gây ra rủi ro sức khỏe nguy hiểm.

- Không tắm khi bị cảm, mệt mỏi và sau ăn. Bác sĩ Liu Jiang khuyên không nên tắm ngay sau ăn. Nguyên nhân bởi sau ăn 1 giờ, máu tập trung chủ yếu ở đường tiêu hóa. Tắm thời điểm này càng khiến lượng máu cung cấp cho tim, não giảm mạnh, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Thời gian tắm phù hợp ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Theo đó, người khỏe mạnh chỉ nên tắm tối đa khoảng 30 phút; người già, trẻ nhỏ và bệnh nhân tim mạch tối đa không quá 20 phút. Thời gian tắm quá dài khiến dây thần kinh giao cảm duy trì tình trạng hưng phấn lâu, khiến nhịp tim và huyết áp tăng cao.

Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top