Trẻ sơ sinh ngừng tim vì được cho uống mật khỉ phòng co giật

Ngày 22/2, thông tin từ Khoa Nhi, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị trường hợp trẻ sơ sinh 9 ngày trú tại xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) được người nhà đưa vào cấp cứu trong tình trạng ngừng thở và ngừng tim, tím tái.

Nguyên nhân được xác định là ngộ độc nghi do uống mật khỉ. Trước đó, trẻ sinh mổ đẻ được 7 ngày mới ra viện. Về nhà được 2 ngày, cháu khỏe mạnh bình thường, người lớn trong nhà cho rằng uống mật khỉ có thể phòng kinh phong nên đã cho cháu uống nửa thìa mật khỉ (khoảng 2,3ml). Sau khi uống 2 tiếng, trẻ có biểu hiện tím tái.

mat-khi.jpg
Trẻ sơ sinh ngừng tim vì được cho uống mật khỉ phòng co giật

Người nhà đã ngay lập tức đưa cháu xuống Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình cấp cứu. Nhờ được cấp cứu, hồi sức tích cực, sức khỏe cháu dần hồi phục và được chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị, tránh những di chứng.

BS Nguyễn Viết Thái, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình cho biết, trẻ đã thoát "lưỡi hái tử thần", nhưng vẫn vô cùng nguy kịch vì bị ngừng tim trong thời gian dài. Hơn nữa, trẻ quá nhỏ mà bệnh viện huyện lại không có điều kiện giải độc nên phải chuyển bé lên tuyến trên để tiếp tục điều trị.

Hiện không có bằng chứng khoa học nào về việc cho trẻ sơ sinh uống mật khỉ để giúp ngăn ngừa bệnh tật, ngược lại trẻ có thể bị ngộ độc. Gia đình tuyệt đối không nghe theo mách bảo mà cho trẻ sơ sinh sử dụng các loại mật động vật, vì có thể gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top