<p>Đó chính là bí quyết giữ gìn sức khỏe của người Nhật Bản, cùng văn hóa trà đạo với tinh thần Hòa, Kính, Thanh, Tịch.</p> <p>Nguyên liệu chính của công thức trà chính là quế và thì là, đó là những vị thuốc quen thuộc, dễ tìm nhưng có tác dụng trừ hàn, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.</p> <h2><strong>1. Quế</strong></h2> <p>Sự ấm áp, hương thơm ngọt ngào của quế là không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại thảo dược nào khác. Quế là một loại hàng hóa quý giá mà được giao dịch rộng rãi trên khắp thế giới cổ đại và hiện đại. Người ta dùng quế từ rất lâu đời để làm thuốc chữa bệnh, làm hương liệu trong nhiều ngành sản xuất.</p> <p>Người Ai Cập cổ đại đã đánh giá cao và dùng quế như là một thành phần thiết yếu trong hỗn hợp hương liệu để ướp xác. Tại Roma vào những thế kỷ đầu sau Công nguyên, quế có giá trị gấp 15 lần so với bạc và thế kỷ sau đó, nó vẫn còn đắt đỏ. Chỉ có những người rất giàu có ở thời trung cổ châu Âu có thể đủ khả năng sử dụng loại hàng hóa đắt tiền này, do nhu cầu dùng cao và nguồn cung cấp thấp. Dần dần, quế trở nên phổ biến rộng rãi hơn và có giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều tầng lớp xã hội.</p> <p>Ở nước ta, quế tự nhiên hiện còn rất ít, chủ yếu là quế trồng, tại Văn Yên, Yên Bái và vùng núi phía Tây Thanh Hóa vẫn còn một số cây quế tổ, tồn tại lâu năm, có giá trị cao đối với truyền thống văn hóa và làm dược liệu chữa bệnh.</p> <p><img alt="" src="http://suckhoedoisong.vn//suckhoedoisong.vn/Images/duylinh/2016/11/11/que-cao-vo.jpg" />Y học hiện đại dùng quế làm thuốc chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, cảm lạnh, cảm cúm, viêm nhiễm phổi, lưu thông mạch máu, do đó làm tăng lưu lượng máu đến bàn tay và bàn chân.</p> <p>Gần đây hơn, quế được chứng minh là có tác dụng giống insulin trong máu và có thể giúp ổn định lượng đường trong máu ở những người mắc đái tháo đường typ 2. Nó cũng có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu, nhưng cần có những nghiên cứu thêm về tác dụng này. Do đó, quế có tác dụng làm giảm đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Theo y học cổ truyền phương Đông, nhục quế vị cay ngọt, đại nhiệt, khí nồng thuần dương. Nhập phế, thận huyết phận, nên có tác dụng bình phế, bổ thận, bổ mệnh môn tướng hỏa bất túc (giữa hai thận là tiên thiên tổ khí, còn gọi là chân hỏa, khi chân hỏa bất túc, không nung nấu thực cốc thành chất tinh vi, tỳ vị suy bại, khí tận mà vong), ích dương tiêu âm tà.</p> <p>Trị cố lãnh trầm hàn (nội hàn ở sâu bên trong), năng phát hãn sơ thông huyết mạch, dẫn đạo trăm thứ dược (vị cay có tác dụng phát tán, tính nhiệt giúp thông hành). Khư hàn tà ở dinh vệ, biểu hư tự hãn (dương hư), phúc trung lãnh thống (đau bụng do lạnh), khái nghịch kết khí (khái nghịch do khí bất quy nguyên, quế có tác dụng dẫn hỏa trở về đan điền).</p> <p>Khi dùng quế châm vào rễ cây, cây đó sẽ bị khô và chết, bởi vậy nên quế có tác dụng tức can phong mà trợ tỳ thổ (can mộc thịnh khắc tỳ thổ, vị cay làm tán can phong, vị ngọt làm ích tỳ thổ). Mệnh môn hỏa bất túc, gây tỳ hư, sợ ăn uống cũng dùng nhục quế để trị. Ngoài ra, quế còn bổ hư lao, làm minh mục (sáng mắt). Khi dùng nhục quế cần bỏ lớp vỏ khô bên ngoài.</p> <p>Quế tâm là quế nhục bỏ lớp vỏ trong ngoài, chỉ còn phần giữa. Quế tâm có tính táo, bổ dương, năng tẩu huyết, dẫn huyết, hóa hãn, hóa nùng, nội thác mụn nhọt, đậu sang (dùng cùng đinh hương), ích tinh minh mục, tiêu ứ sinh cơ, bổ lao thương, noãn yêu tất (làm ấm lưng gối), tục cân cốt (làm liền khớp xương).</p> <p>Người ta dùng quế tâm trị phong tý trưng hà, ngực bụng đầy tức, đau bụng do lạnh, cửu chủng tâm thống (nhất trùng, nhị chú, tam phong, tứ quý, ngũ thực, lục ẩm, thất lãnh, bát nhiệt, cửu khứ tọa thống, đều do tà thừa theo lạc mạch của thủ yếu âm tâm, tà chính tương kích, dẫn đến tâm thống).</p> <p>Cành quế nhỏ được gọi là quế chi. Quế chi có vị cay, ngọt, tính nhiệt, khí bạc thăng phù. Nhập thái âm phế, thái dương bàng quang kinh. Có tác dụng ôn kinh thông mạch, phát hãn giải cơ, dẫn phế khí. Quế chi dùng để trị đau đầu do phong tà (không ra mồ hôi, làm phát hãn), trúng phong tự hãn (ra mồ hôi thì chỉ hãn). Quế chi năng điều hòa vinh vệ, vừa làm tà tòng hãn xuất (theo mồ hôi đi ra) và chỉ tự hãn do dương hư.</p> <h2><strong>2. Thì là</strong></h2> <p>Thì là là một loại thảo mộc, cũng như một loại rau dùng làm gia vị trong nấu ăn từ hơn 2.000 năm trước. Trước đây, các thầy thuốc thường dùng để trị cho trẻ bị đau bụng do lạnh, rối loạn tiêu hóa và giúp lợi sữa.</p> <p>Hoàng đế Charlemagne - vị Hoàng đế đầu tiên của Đức (742 - 814) là người đã giới thiệu, mang cây thì là đến với châu Âu. Ở Anh, thì là trở thành một trong những loại thảo dược thiêng liêng từ thế kỷ X với niềm tin có thể chữa trị tất cả các bệnh. Khi thực dân châu Âu mang thì là vào Hoa Kỳ, tại đó, nó được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, súc miệng, làm dịu đau họng, trị viêm lợi, tăng tiết sữa và làm gia vị… Cho đến nay thì là vẫn được dùng phổ biến để chữa bệnh.</p> <p>Trong ẩm thực, các món ăn từ cá không thể thiếu gia vị quan trọng, đó là rau thì là, nhờ có thì là mà món ăn tăng hương vị, khử được mùi tanh, hỗ trợ tiêu hóa. Nhật Bản là đất nước giàu truyền thống văn hóa, trong mỗi bữa ăn hàng ngày đều có cá cũng như một số loại hải sản khác.</p> <p>Đó là những thực phẩm sống lạnh, dễ gây rối loạn tiêu hóa, cùng với văn hóa trà đạo, người Nhật đã dùng trà quế thì là trước khi ăn để làm ấm trung tiêu tỳ vị, điều hòa âm dương, hỗ trợ tiêu hóa.</p> <p>Thì là là loại cây dễ trồng, tại Việt Nam có thể trồng và thu hoạch quanh năm.</p> <h2><strong>3. Trà quế thì là - Bài thuốc quý mùa đông và khi ăn đồ sống lạnh</strong></h2> <p>Với những công dụng tốt của quế và thì là, hãy học theo cách làm trà quế thì là vào những ngày đông và khi ăn đồ sống lạnh của người Nhật Bản để chăm sóc sức khỏe cho gia đình mình.</p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Trà quế thì là - Bài thuốc quý mùa đông và khi ăn đồ sống lạnh
"Trà quế - thì là” là một bài thuốc, thức uống tuyệt vời cho những ngày đông và khi ăn đồ sống lạnh. Đó chính là bí quyết giữ gìn sức khỏe của người Nhật Bản, cùng văn hóa trà đạo với tinh thần Hòa, Kính, Thanh, Tịch.
Khó thở, tức ngực... sau khi uống nước củ ráy chữa ung thư
Người phụ nữ 61 tuổi uống nước của ráy với mục đích chữa ung thư theo mách bảo của người quen, kết quả bị đau vùng miệng, họng; khó nuốt, khó phát âm, họng phù nề đỏ.
Bệnh chứng nặng nề do không tuân thủ điều trị đái đáo đường
Biến chứng đái tháo đường phần lớn do lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài không kiểm soát gây tổn thương mạch máu nhỏ, mạch máu lớn. Khi mạch máu bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thần kinh, mắt, thận, tim, chi,…
8 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn canh nấm rừng
Khoảng 1 giờ sau khi ăn canh nấm rừng, cả 8 người đều có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức, buồn nôn, đau bụng dữ dội nên được đưa đến phòng khám Quân dân y A Xan cấp cứu.
Lạc quan trên hành trình 14 năm chiến thắng 2 căn bệnh ung thư
11 năm kiên trì điều trị ung thư dạ dày và 3 năm điều trị ung thư đại tràng, cụ ông 84 tuổi đã hái trái ngọt” là sức khỏe người bệnh ổn định, cuộc sống luôn vui vẻ, lạc quan.
Cắt bỏ khối u quái buồng trứng hiếm gặp chứa đầy tóc, móng, xương...
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa phẫu thuật cắt bỏ khối u quái hiếm gặp chứa đầy tóc, móng và xương. Loại u này không có triệu chứng nhưng gây nhiều biến chứng dễ đe dọa tính mạng.
Coi thường mụn nhọt... biến chứng nguy hiểm
Trường hợp nhẹ, mụn nhọt có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không xử lý cẩn thận, mụn nhọt phát triển thành cụm gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu.
Đau đầu vận mạch tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não
Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não, có thể gây biến chứng thần kinh nguy hiểm tính mạng như liệt nửa người, nhồi máu não, co giật...
Giác hơi giảm căng thẳng, người phụ nữ bị bỏng nặng
Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm căng thẳng, người phụ nữ 54 tuổi (Long An), gặp phải sự cố cồn đổ vào người, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
Người đàn ông bị xương cá 5cm đâm thủng hành tá tràng
Mọi người nên cẩn thận trong quá trình ăn uống, đặc biệt là với thực phẩm động vật có xương như thịt, cá. Bất cứ trường hợp đau bụng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện cấp cứu.
Rối loạn tâm thần do... hút thuốc lá điện tử pha cần sa
Việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần cho người sử dụng, có thể dẫn đến tử vong.
Tập thể thao cường độ cao, người đàn ông bị nhồi máu cơ tim
Vừa qua, các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.