TPHCM: “Xử phạt nặng để ngăn chặn thực phẩm bẩn”

(khoahocdoisong.vn) - Ngày 1/11, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM đã tổng kết 3 năm hoạt động. Đây là mô hình thí điểm về quản lý an toàn thực phẩm đầu tiên trong cả nước.
Bà Phong Lan kiểm tra thịt heo tại chợ đầu mối Hóc Môn. Ảnh: Đức Hạnh

Bà Phong Lan kiểm tra thịt heo tại chợ đầu mối Hóc Môn. Ảnh: Đức Hạnh

PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý ATTP TPHCM cho biết, TPHCM hiện có 239 chợ đang hoạt động (bao gồm 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền và Thủ Đức và 236 chợ truyền thống), 47 Trung tâm thương mại, 209 siêu thị (10 đại siêu thị) và 2.360 cửa hàng tiện ích phân phối thực phẩm cho người dân thành phố.

Trong 2 năm (từ 2017 đến tháng 6/2019), các đoàn thanh kiểm tra cả 3 cấp của thành phố (Ban Quản lý và các sở ngành, quận/huyện/phường xã) đã thanh kiểm tra 111.707 cơ sở, phát hiện vi phạm 29.260 cơ sở (tỷ lệ 26.2%), xử phạt 9.125 cơ sở với tổng số tiền phạt 61.801.048.762 đồng (trung bình 6,77 triệu đồng/cơ sở).

Kiểm tra thức ăn đường phố tại chợ Phạm Văn Hai. Ảnh: Đức Hạnh

Kiểm tra thức ăn đường phố tại chợ Phạm Văn Hai. Ảnh: Đức Hạnh

Bà Phong Lan nhận định: “Trước đây chúng ta vẫn kiểm tra, xử phạt rất nhiều vụ vi phạm nhưng số tiền phạt có khi chỉ vài trăm nghìn, rất hình thức nên không có tác dụng răn đe. Chúng tôi căn cứ đúng quy định, xử phạt mạnh tay theo đúng khung, có cơ sở bị phạt đến cả chục triệu đồng, vì thế cũng phần nào ngăn chặn được thực phẩm bẩn”.

Song song với ngăn chặn thực phẩm bẩn, Ban Quản lý ATTP đã tập trung xây thực phẩm sạch với các đề án như xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, truy xuất nguồn gốc thịt heo, xây dựng mô hình chợ thí điểm thực phẩm an toàn… góp phần không nhỏ trong việc cải thiện điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch.

Trước khi thành lập ban, thực phẩm nằm trong chuỗi an toàn chỉ đạt 35.000 tấn mỗi năm. Con số đó sau khi thành lập ban đạt tới 200.000 tấn mỗi năm. Đồng thời, kết nối đưa thực phẩm nằm trong những chuỗi an toàn vào bếp ăn tập thể của trường học, nhà hàng, khách sạn…

Bà Phong Lan kiểm tra sạp bán lẻ thịt lợn tại chợ đầu mối. Ảnh: Đức Hạnh

Bà Phong Lan kiểm tra sạp bán lẻ thịt lợn tại chợ đầu mối. Ảnh: Đức Hạnh

Tuy nhiên, việc kiểm soát phụ gia công nghiệp vẫn còn bỏ ngỏ. TPHCM hiện có 16 hộ kinh doanh phụ gia thực phẩm trong chợ Kim Biên (quận 5). Các hộ này luôn được cơ quan chức năng giám sát nên không xảy ra tình trạng bán lén lút phụ gia công nghiệp.

Nhưng rất nhiều điểm bán phụ gia thực phẩm lẫn phụ gia công nghiệp nằm quanh chợ Kim Biên và hiện vẫn chưa có quy định cấm bán lẫn lộn, do vậy không thể phạt.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng khó để xác định trong thực phẩm có chứa tạp chất độc hại gì. Bởi lẽ muốn kiểm nghiệm thì phải định hướng loại độc chất muốn tìm. Không có máy móc chuyên dụng, không biết độc chất muốn tìm thì khó phát hiện độc chất có trong thực phẩm. Do vậy, cần tiến hành xây dựng sớm trung tâm kinh doanh hóa chất theo đề án của Sở Công Thương TPHCM để dễ quản lý hoạt động kinh doanh phụ gia thực phẩm và phụ gia công nghiệp.

Được biết UBND TPHCM đã đề xuất trình Chính phủ thành lập Sở ATTP TPHCM để có đầy đủ cơ sở pháp lý, phát huy hiệu quả công tác, phù hợp với thực tế hoạt động.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top