TPHCM: Sẽ xây bệnh viện dã chiến nếu…

(khoahocdoisong.vn) - Chiều 3/2, TPHCM đã tổ chức nhiều cuộc họp để thảo luận phương án phòng chống, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV) nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như cộng đồng.

Phun thuốc sát khuẩn trong 2 tuần

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đang phát biểu tại cuộc họp về các phương án phòng chống, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân TPHCM.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đang phát biểu tại cuộc họp về các phương án phòng chống, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân TPHCM.

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM, tổng số hành khách dùng phương tiện công cộng và bán công cộng tại TP là 1,6 triệu người/ngày.  Sở GTVT TPHCM đã yêu cầu phun thuốc sát trùng khu vực tiếp công dân, nơi tập trung đông người, nhà ga, bến xe, bến cảng, bến thủy nội địa đưa rước hành khách, phương tiện trong 2 tuần liên tục để ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virusCorona gây ra.

Bên cạnh đó, Sở GTVT yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải giữ gìn vệ sinh phương tiện sạch sẽ, bố trí dung dịch rửa tay và khẩu trang dự phòng trên xe. Đồng thời, không vận chuyển động vật và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không vận chuyển hành khách cùng với động vật, sản phẩm động vật,… Tại các bến xe khách, đơn vị quản lý phải đảm bảo khu vực vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng hoặc nước diệt khuẩn cho hành khách, tài xế (chủ phương tiện), nhân viên phục vụ trên xe nhằm thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống lây nhiễm.

ThS.BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM, khuyến cáo để ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, hành khách trên phương tiện vận tải hành khách công cộng cần đeo khẩu trang. Riêng tài xế và người phục vụ phải mang khẩu trang 100%, thường xuyên thay khẩu trang và rửa tay.

Đối với việc sát trùng phương tiện, ThS.BS Trí Dũng khuyến cáo không nên phun bên ngoài phương tiện mà mà phải sát khuẩn bên trong. Để tránh hư hỏng máy móc, nhân viên nên lau chùi thường xuyên ở các vị trí dễ bị nhiễm, nhất là mặt sau của ghế đằng trước, vị trí nắm tay, quay đeo, cửa... 

TPHCM sẽ xây bệnh viện dã chiến nếu…

Phó chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm, đang phát biểu tại cuộc họp cùng GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở y tế (tay trái) và ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM (tay phải).

Phó chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm,  đang phát biểu tại cuộc họp cùng GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở y tế  (tay trái) và ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM (tay phải).

GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết khi số ca mắc bệnh cùng một thời điểm trên địa bàn lớn hơn 500 ca, vượt quá khả năng thu dung, điều trị tại các khoa cách ly thì TPHCM sẽ lập BV dã chiến, quy mô 500 giường bệnh, trong đó có 30 giường bệnh hồi sức tích cực dự kiến xây dựng ở huyện Củ Chi và huyện Nhà Bè.

 Ngoài các trang thiết bị y tế thiết yếu, nhân lực của BV dã chiến là các bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa hồi sức điều động từ các bệnh viện lớn như: Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Nguyễn Tri Phương…

Trong khi đó, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP, yêu cầu các cán bộ, công chức đi công tác, nghỉ phép nước ngoài nằm trên địa bàn có dịch thì tự cách ly 14 ngày để theo dõi nhằm bảo vệ bản thân, gia đình, bạn bè và cả cơ quan.  

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng công tác phòng chống dịch bệnh do nCoV phải triển khai với phương châm ngăn chặn nguồn gốc dịch bệnh; không để lây lan khi đã có ca bệnh. Muốn vậy, phải kiểm soát, ngăn chặn sớm người có yếu tố nguy cơ gây bệnh; không để tăng số lượng lây nhiễm. Nếu không ngăn chặn trước các yếu tố nguy cơ, để số ca bệnh lan lây dù có bệnh viện dã chiến cũng khó ngăn chặn. Phải xác định được những chỗ có nguy cơ phải cách ly. Một trong những nơi cần tập trung giám sát dịch bệnh là các doanh nghiệp, khách sạn, chung cư có người nước ngoài ở, làm việc. 

Bí thư Thành ủy TPHCM yêu cầu ngay sau cuộc họp, các đơn vị chức năng phải có hướng dẫn các chung cư, khách sạn cách kiểm soát dịch bệnh cục bộ khi có người từ vùng dịch đến. 

Về nhiệm vụ tại chỗ của quận, huyện, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, trước hết là công tác truyền thông, đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác về dịch bệnh đến các hộ dân, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là kiểm tra y tế phường - xã, đơn vị chuyên môn y tế của quận- huyện để các đơn vị này làm đúng yêu cầu, chức năng, giám sát sức khỏe người dân hiệu quả. 

Quận huyện phải nắm danh sách những người từ vùng dịch về địa phương mình. Ngành y tế phải phân cấp trong giám sát; có hướng dẫn rõ ràng; không để quá tải hoặc tình trạng giám sát không đạt yêu cầu. Các sở, ngành triển khai kế hoạch, nhiệm vụ trong công tác phòng chống dịch bệnh do nCoV và triển khai đến các đơn vị trực thuộc trong 2 ngày tới.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top