Ông Long cho biết như vậy tại Hội nghị gặp mặt giữa lãnh đạo TP.HCM với doanh nghiệp, chuyên gia ngành Công nghiệp Công nghệ thông tin - Truyền thông vào chiều 15/4.
Cụ thể, ông Long cho rằng, chuyển đổi số phải được dẫn dắt từ trên xuống, bắt đầu từ những người đứng đầu Thành phố. Muốn chuyển đổi số thành công, bộ máy điều hành của Thành phố cần được giao phó và có khả năng lãnh đạo.
Ông Long đề xuất, thành phố cần chia chuyển đổi số thành nhiều mặt trận như: doanh nghiệp, quản lý nhà nước, cơ quan đảng và phục vụ người dân và giao cho từng nhóm công tác theo dõi đôn đốc.
"Chỉ một sở ngành như hiện nay thì không thể gánh vác hết sứ mạng này", ông Long nói
Các đơn vị sự nghiệp có thu sử dụng ít nhất 30% ngân sách của quỹ khoa học – công nghệ để ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Theo báo cáo Định hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin - truyền thông trên địa bàn TP.HCM năm 2022, ngành thông tin và truyền thông được kỳ vọng tiếp tục phát triển nhanh, mạnh để thúc đẩy chuyển đổi số trong kiểm soát dịch COVID-19, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng chính quyền đô thị, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn của người dân và doanh nghiệp...
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm năm 2022, kinh tế số đóng góp khoảng 15% GRDP của TPHCM, năm 2025, nâng lên khoảng 25% GRDP và tăng lên mức 40% vào năm 2030.
TP.HCM hiện nay đang thực hiện nhiều giải pháp trong chương trình chuyển đổi số và đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh, với 3 lĩnh vực trọng tâm là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Có 5 nhóm giải pháp lớn là đổi mới và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số, phát triển nền tảng số, phát triển nguồn nhân lực và an toàn thông tin.