Tím tái vì răng giả rơi vào đường thở trong lúc đang ngủ

Trong khi ngủ, người phụ nữ 47 tuổi bỗng lên cơn ho sặc sụa, sau đó phát hiện mất hai răng cửa, khó thở, phải nhập viện cấp cứu.

Kết quả chụp Xquang, CT lồng ngực tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, phát hiện có dị vật đường thở ở phế quản bên phải người bệnh. Bác sĩ chỉ định nội soi để gắp dị vật.

Bác sĩ Uông Hồng Hợp, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, cho biết đây là "một trường hợp rất hiếm gặp". Lý do dị vật đường thở chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới hai tuổi, người lớn chỉ chiếm 5-6%. Trong đó, dị vật răng giả càng hiếm, bởi hiện đa số răng được trồng bằng cách cố định vào xương hàm, ít trồng răng giả tháo lắp với các móc kim loại đi kèm.

Khi bị hóc, dị vật lọt qua thanh môn, khiến người bệnh ho sặc, tím tái. Nếu không được loại bỏ kịp thời, sẽ gây các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi và có thể tử vong. Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc thời gian phát hiện, những bệnh lý kèm theo của bệnh nhân...

Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân khi làm răng giả nên chọn loại cố định tốt. Tránh cười nói, đùa giỡn khi ăn uống, cẩn thận khi ăn để phòng tránh hóc dị vật.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top