<div> <p>Trong đợt bùng phát gần đây, Việt Nam ghi nhận nhiều bệnh nhân nhiễm biến chủng B117 từ Anh. Số lượng ca mắc Covid-19 mới tăng nhanh, khiến việc dập dịch trở nên khó khăn hơn.</p> <p>Những lo ngại về biến chủng B117 từ Anh dễ lây lan hơn khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu chỉ tương tác trong thời gian ngắn có thể bị lây nhiễm virus hay không. Bộ Y tế Canada đã đưa ra hướng dẫn về vấn đề này.</p> <h3>Nguy cơ lây nhiễm cao nếu tiếp xúc F0 ở bán kính 2 m</h3> <p>Theo Bộ Y tế Canada, người tiếp xúc gần được xác định là bất kỳ ai giao tiếp, đứng cạnh các F0 ở bán kính 2 m, trong vòng 15 phút trở lên.</p> <p>Tuy nhiên, cơ quan này cũng cho rằng rất khó để xác định thời gian an toàn giữa các F0 và F1. Bởi yếu tố như khoảng cách, khẩu trang, khả năng thông gió sẽ ảnh hưởng đến việc lây nhiễm virus.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="nhiem bien chung nCoV moi anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/21/znews-photo-zadn-vn_rtx8mevp.jpg" title="nhiễm biến chủng nCoV mới ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Các nhân viên y tế vận chuyển một bệnh nhân mắc Covid-19 tới Bệnh viện Getulio Vargas, Brazil. Ảnh: <em>Bruno Kelly/Retuers.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Tiến sĩ Zain Chagla, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của McMaster, cho rằng chúng ta không nên đặt ra con số thời gian nhất định có thể gây lây lan, phơi nhiễm virus, nhất là với biến chủng SARS-CoV-2 mới.</p> <p>Dù vậy, ngưỡng 15 phút vẫn được sử dụng để các quốc gia như Mỹ, Canada theo dõi và xác định những người nghi mắc Covid-19 trong thời gian vừa qua.</p> <p>Theo <em>CTV News</em>, tại một số nơi ở Canada, giới chức y tế tự điều chỉnh mốc thời gian và khoảng cách sao cho phù hợp. Tiến sĩ Karim Kurji, chuyên gia y tế tại York, Toronto, Canada, cho biết bệnh viện của ông áp dụng ngưỡng 10 phút cho các thiết bị theo dõi tiếp xúc. Công thức này đã sử dụng từ lâu, trước khi biến chủng virus mới xuất hiện.</p> <p>Dù vậy, ông cũng lưu ý khoảng thời gian này chỉ mang tính tham khảo. Các chuyên gia còn đánh giá trên nhiều yếu tố khác như họ có đeo khẩu trang hay không, giao tiếp thì thầm hay nói to. Chưa kể, nhiều bằng chứng đã cho thấy nCoV có thể lây lan trong không khí. Do đó, nguy cơ lây lan biến chủng virus mới càng tăng cao, bất kể thời gian chúng ta tiếp xúc với F0 trong bao lâu.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="nhiem bien chung nCoV moi anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/21/znews-photo-zadn-vn_corona149.jpg" title="nhiễm biến chủng nCoV mới ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>SARS-CoV-2 có thể lơ lửng trong không khí khiến nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng càng cao hơn. Ảnh:<em> AP.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3>Thời gian ủ bệnh rút ngắn</h3> <p>Ông Kurji cũng tiết lộ thời gian ủ bệnh cho đến khi khởi phát triệu chứng ở những người nhiễm biến chủng mới tại York là từ 18 giờ đến 2 ngày. Trong khi đó, thời gian ủ bệnh thông thường là từ 5 đến 7 ngày.</p> <p>Theo tiến sĩ Chagla, những người nhiễm biến chủng virus mới có tải lượng virus cao. Điều này cũng dẫn đến việc họ dễ lây nhiễm sang cho người khác hơn. Điều đó giải thích vì sao trong môi trường ít nguy cơ, nhiều người vẫn nhiễm virus.</p> <p>Tiến sĩ Sumon Chakrabarti, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Mississauga, Ontario, Canada, cảnh báo tốc độ lây nhiễm tăng nhanh là vấn đề rất đáng lo. Ông Chakrabarti là thành viên tổ truy vết các ca mắc Covid-19 trong nhiều tháng qua.</p> <p>Ông cho rằng nhiều người quan niệm chỉ những nơi đông đúc như tiệm tạp hóa, chợ, siêu thị mới là địa điểm có nguy cơ cao nhiễm biến chủng virus mới. Tuy nhiên, mọi môi trường, vị trí địa lý đều tiềm ẩn nguy cơ trở thành nơi dễ lây lan virus.</p> <p>“Thực tế cho thấy 5 phút trong thang máy với hệ thống thông gió kém vẫn có thể khiến bạn nhiễm virus khi tiếp xúc F0 hoặc nguồn lây nào đó”, ông nói.</p> <p>Vì vậy, tiến sĩ Chakrabarti khuyến cáo cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi biến chủng mới đó là tránh tụ tập nơi đông người, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết. Đặc biệt, người dân phải đeo khẩu trang thường xuyên, khử khuẩn các bề mặt và rửa sạch tay bằng xà bông.</p> <div class="notebox ncenter"> <p>Tính từ ngày 27/1 đến nay, Việt Nam ghi nhận thêm 776 người mắc Covid-19 trong cộng đồng tại 13 tỉnh, thành. Trong đó, qua kết quả giải trình tự gene, các bệnh nhân ở nước ta đã mắc nhiều biến chủng như B117 (Anh) và A.23.1 từ Rwanda. Bên cạnh đó, một chuyên gia từ Nam Phi nhập cảnh vào Việt Nam nhiễm biến chủng B1351 (Nam Phi).</p> <p>Để phòng bệnh, chúng ta cần tuân thủ quy định 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế) của Bộ Y tế.</p> <p>Tuyến bài "Tư vấn phòng Covid-19 chủng virus mới" sẽ cung cấp nghiên cứu mới của các nhà khoa học trên thế giới và thông tin từ chuyên gia, bác sĩ trong nước để giúp người dân có biện pháp phòng bệnh an toàn.</p> </div> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> <section class="section article-news-background" id="article-news-background"> <header class="section-title"> </header> </section> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Tiếp xúc F0 trong bao lâu có thể nhiễm biến chủng nCoV mới?
Biến chủng B117 được cảnh báo có thể lây lan nhanh hơn 30-50%. Các chuyên gia đặt câu hỏi liệu chúng ta tiếp xúc các F0 trong thời gian bao lâu sẽ bị nhiễm virus?
Đau liên tục cẳng bàn chân, người bệnh phải can thiệp động mạch chi
Kích hoạt "báo động đỏ" cứu người bệnh sốc đa chấn thương
Gia đình 2 người bệnh chết não đưa ra quyết định nhân văn để cứu người
Hạ kali máu, tăng huyết áp tái diễn... đi khám phát hiện hội chứng Conn
Bệnh nhân viêm tắc động mạch chi dễ tăng nặng, gây tàn phế vào mùa Đông
6 bài thuốc dân gian giúp cải thiện chứng mất ngủ
Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến trạng thái mệt mỏi, buồn chán, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
3 "không" khi tập thể dục giúp kéo dài tuổi thọ, không lo bị bệnh
Tập thể dục đúng cách không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn bảo vệ xương khớp, đặc biệt với người trung niên.
Chân tay lạnh... cẩn thận bệnh nguy hiểm
Nếu tình trạng chân tay lạnh diễn ra thường xuyên, ngay cả khi thời tiết ấm áp, bạn nên cẩn trọng vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.
Cứu sống người bệnh đứt lìa cổ chân do máy cắt cỏ
Đứt lìa chi thể thường dẫn đến hoại tử nhanh chóng, nếu không xử lý kịp thời phần chi bị tổn thương sẽ không thể cứu được.
Mất cả chi thể, hoại tử ngực, tổn thương tạng... do câu cá dưới đường điện
Nhiều trường hợp bỏng nặng, thậm chí nguy kịch đe dọa đến tính mạng do câu cá dưới đường điện. Những tai nạn bỏng điện đều rất thương tâm, để lại những nỗi đau, mất mát lớn cho người bệnh và gia đình nên cần phòng tránh.
5 tư thế tập yoga tốt cho người tiểu đường
Yoga giúp người bệnh giảm huyết áp, điều chỉnh lượng đường trong máu và hỗ trợ quá trình chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng.
Người đàn ông 45 tuổi bị thương tích nặng vùng đầu, mặt do pháo nổ
Trong quá trình chuẩn bị châm lửa cho dàn pháo tự chế, một quả pháo bất ngờ phát nổ, khiến bệnh nhân bị thương tích nghiêm trọng.
Tắm khuya tăng nguy cơ đột quỵ
Thói quen tắm khuya, đặc biệt trong thời tiết lạnh, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Tưởng đau ngực thông thường, đi khám phát hiện tổn thương tiền ung thư phổi
Đến viện kiểm tra vì đau tức ngực phải, người đàn ông được chẩn đoán mắc tăng sản dạng tuyến không điển hình (AAH) - tiền thân của ung thư biểu mô tuyến phổi.
Biến chứng nặng do tự ý dùng “thuốc gia truyền” trị đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường tuyệt đối không nên tin những quảng cáo sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, bỏ điều trị, gây biến chứng nặng nề có thể dẫn đến tử vong.
Bác sĩ chỉ rõ sai lầm khiến sốt xuất huyết nguy hiểm
Phần lớn các trường hợp bệnh diễn tiến nặng do người bệnh chủ quan, tự điều trị tại nhà. Một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 týp virus khác nhau.