Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, tại sao không?

(khoahocdoisong.vn) - Xung quanh việc Quốc hội không chấp thuận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, KH&ĐS đã xin ý kiến của các chuyên gia, thầy cô giáo về vấn đề này.

Ba lý do để tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2

TS Nguyễn Hương Giang, giảng viên trường Đại học Ngoại thương, tác giả của cuốn sách “Mẹ Việt giúp con học tốt tiếng Anh” chia sẻ, muốn biết tại sao phải  xác định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, hãy tự trả lời câu hỏi: Bạn có muốn là người thành công (đạt mức cao nhất) trong các lĩnh vực bạn đam mê không? Nếu trả lời KHÔNG thì khỏi phải bàn cãi. Nếu trả lời CÓ thì bạn sẽ thấy lý do tại sao tiếng Anh phải là ngôn ngữ thứ 2.

Theo TS Nguyễn Hương Giang, có ba lý do để khiến tiếng Anh phải là ngôn ngữ thứ 2.

Thứ nhất, đối với nghiên cứu khoa học - giáo dục (cốt lõi để phát triển xã hội bền vững): Để có được các bài đăng được trên các tạp chí thẩm định quốc tế, thông thường người viết phải trình bày bằng tiếng Anh. 

Thứ hai, trong công việc nói chung: Bạn muốn được lương cao hay hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài thì việc giỏi tiếng Anh sẽ cho bạn nhiều cơ hội hơn tất cả các ngôn ngữ khác.

Nếu bạn bảo bạn giỏi tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn... và mục tiêu làm việc của bạn là với những đối tác nói tiếng này, thì phần lớn họ sẽ nói được tiếng Anh, và khi bạn không dùng được tiếng Anh như họ thì bạn đang tự đặt mình vào vị trí kém lợi thế hơn. Như vậy bạn có học ngoại ngữ gì thì bạn vẫn nên biết tiếng Anh.

Thứ ba, đơn giản là đi du lịch (để khỏi bị lạc) hay tìm thông tin Google. Gõ từ khóa bằng tiếng Anh và tiếng nước khác xem kết quả tra cứu ra sao, bạn sẽ thấy tiếng Anh chiếm ưu thế thế nào.

Hoặc đơn giản, nếu bạn đang dùng máy tính/ mạng xã hội/ các ứng dụng công nghệ, mà không biết các từ tiếng Anh thì sẽ thấy mình tụt hậu như thế nào.

Vì vậy, không cần phải công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 bằng bất kì văn bản chính thống nào, cũng không cần phải có bất cứ đề án tiền tỷ nào thì tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 vẫn tự mình khẳng định vị thế.

"Sự tác động của ngôn ngữ lên tư duy là rất lớn. Khi chúng ta học bằng tiếng Anh, chúng ta sẽ có cách tư duy và diễn đạt khác.

Cần thay đổi phương pháp dạy học tiếng Anh hiện tại

Ở một góc nhìn khác, TS Nguyễn Trọng Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển KHCN cao VUSTA – UIA, tác giả phương pháp dạy và học tiếng Anh siêu tốc theo công nghệ BBST cho rằng, việc các đại biểu chưa chấp thuận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai theo ông cũng là hợp lý.

“Ở Đức, tiếng Anh tựa như môn Toán, Lý, Hóa, tức là học sinh nào cũng phải học và là điều rất bình thường. Nhưng hoàn cảnh nước mình hiện tại chưa thể thực hiện được tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2. Do trình độ dân trí còn thấp. Nhiều giáo sư, tiến sĩ, quan chức còn không nói nổi tiếng Anh thì làm sao dân nói nổi”, TS Giao nói.

Tuy nhiên, TS Giao khẳng định, tiếng Anh là vô cùng cần thiết trong việc hội nhập quốc tế ở thời đại 4.0. Trước hết, cần phải thay đổi phương pháp dạy và học tiếng Anh trong nhà trường hiện nay. Bí quyết học tiếng Anh tốt là phải nghe nhiều, dành 80% thời gian cho nghe. Và phải nghe người bản ngữ nói, chứ không phải là người Việt nói. Hiện nay, chưa thể triển khai đại trà thì một số trường đại học Việt Nam phải dạy bằng tiếng Anh.

Tình trạng chung sinh viên rất nhiều trường đại học của ta ra không làm việc được bằng tiếng Anh. Bởi đầu ra tiếng Anh, dù ví dụ như TOEIC thì vẫn là theo chuẩn của Việt Nam. Từ đó, chất lượng nguồn nhân lực rất kém.

Luật Giáo dục (sửa đổi) đã được thông qua với 414/453 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Nhiều nội dung được tiếp thu, điều chỉnh như về triết lý giáo dục, hội đồng thẩm định sách giáo khoa… Nhưng đề xuất quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai không được chấp nhận. 

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top