Tiêm "filler lưu động" cô gái 26 tuổi bị nhiễm trùng, áp xe ngực

Muốn tăng kích cỡ vòng một, cô gái 26 tuổi đã thực hiện tiêm 'filler lưu động' tại một khách sạn với giá 25 triệu đồng. Sau tiêm 2 tuần, vùng ngực bên phải sưng to, cương mủ, đỏ và đau nhức.

Ngày 9/8, Bệnh viện Da liễu TP HCM cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận một trường hợp áp xe lớn ở vùng ngực sau tiêm chất làm đầy (hay còn gọi tiêm filler) để làm tăng kích cỡ ngực.

Cụ thể, bệnh nhân nữ 26 tuổi, tại quận Bình Tân (TPHCM) đến khoa Thẩm mỹ da – Bệnh viện Da Liễu TP HCM khám trong tình trạng 2 bên ngực, đặc biệt là ngực phải sưng to, đỏ, có mủ.

Tiêm 'filler lưu động' cô gái 26 tuổi bị nhiễm trùng, áp xe ngực. Ảnh VOV

Tiêm 'filler lưu động' cô gái 26 tuổi bị nhiễm trùng, áp xe ngực. Ảnh VOV

Bệnh nhân cho biết, trước đó 3 tuần, thấy quảng cáo dịch vụ tiêm filler ngực với những hình ảnh “bắt mắt” nên đã liên hệ. Sau khi thỏa thuận, 2 bên thống nhất địa điểm tiêm filler tại một khách ở TP HCM. Sau tiêm, hai bên ngực bệnh nhân bị đỏ và đau. Bệnh nhân được trấn an là “dấu hiệu bình thường sau tiêm”.

"Tổng cộng họ đã tiêm 350cc loại filler dùng cho body của Hàn Quốc vào ngực em với giá 25.000.000 đồng. Sau tiêm, hai bên ngực của em bị đỏ, đau. Em có liên hệ thì cô đó nói “không sao, đó là dấu hiệu bình thường sau tiêm” nên em cũng yên tâm", nữ bệnh nhân kể.

Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, vùng ngực bên phải sưng to, cương mủ, đỏ và đau nhức nhiều. Bệnh nhân tiếp tục được người tiêm hướng dẫn uống thuốc Zinnat, ngậm Alphachoay và dùng nước ấm lăn ngực. Tuy nhiên, tình trạng không đỡ mà ngày càng tệ hơn, ngực bên phải đỏ và có mủ nhiều hơn.

Tại khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM, ThS.BS Lê Thảo Hiền khám và ghi nhận vùng ngực phải của bệnh nhân bị phù nề, hồng ban, có khối áp xe lớn, căng, sờ nóng, ấn đau. Vùng ngực trái cũng có khối kích thước tương tự, không nóng, đỏ. Kết quả siêu âm cho thấy hình ảnh chất làm đầy rải rác trong mô mềm, có ổ áp xe lớn.

Bệnh nhân được chỉ định nhập viện điều trị nội trú. Sau vài ngày khối áp xe tự vỡ, chảy nhiều mủ và chất làm đầy ra ngoài. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh, kháng viêm. Sau vài ngày các bác sĩ Khoa Thẩm mỹ da, Đơn vị Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Khoa Lâm sàng 1 (nơi bệnh nhân điều trị nội trú) đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật bơm, rửa, nạo để lấy chất làm đầy và mủ.

Các bác sĩ Đơn vị Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da liễu TPHCM đã lấy ra nhiều mủ và chất làm đầy, sau đó thay băng, bơm rửa vết thương hàng ngày cho bệnh nhân.

Bác sĩ Lê Thảo Hiền, khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM cho biết filler được sử dụng trong ngành thẩm mỹ, có tác dụng làm đầy các vùng trên cơ thể, giảm nhăn, trẻ hóa da. Tuy nhiên, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chỉ cho phép tiêm filler ở vùng mặt, cổ và tay. Các trường hợp tiêm filler khác (còn gọi filler body) đều không được FDA chấp thuận, trong đó có vùng ngực.

Tiêm chất làm đầy tăng kích thước vùng ngực tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tắc mạch do chèn ép mạch máu do tiêm lượng quá nhiều, gây thiếu máu cấp dẫn đến hoại tử vùng ngực. Chất làm đầy được tiêm vào trong mạch máu có thể chạy đến phổi, tim gây thuyên tắc mạch máu, dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây áp xe ngực có thể do tiêm nhiều vị trí và quy trình không vô khuẩn, chăm sóc sau điều trị không đúng cách. U hạt viêm do phản ứng dị ứng của cơ thể với vật lạ (chất làm đầy). Chất làm đầy tồn tại lâu trong ngực gây sẹo xơ hóa, kích thích hình thành các mô xơ bao bọc lấy chúng, rối loạn sắc tố da, u cục dưới da do tiêm quá nông...

Trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể nổi mề đay. Nặng thì khó thở, đau ngực, đau bụng hoặc nguy kịch hơn sẽ gây khàn tiếng, thở nhanh, tím tái, da lạnh, huyết áp tụt, rối loạn ý thức, hôn mê. Bệnh nhân có thể sốc phản vệ do cơ thể nhạy cảm với thành phần có trong chất làm đầy.

Bác sĩ khuyến cáo, tiêm chất làm đầy là một kỹ thuật khó, bắt buộc người thực hiện phải là bác sĩ da liễu, thẩm mỹ, được đào tạo bài bản về kỹ thuật tiêm chất làm đầy, lựa chọn kỹ thuật tiêm phù hợp; mỗi khu vực có định lượng rõ ràng và tuyệt đối phải đảm nguyên tắc về vô trùng… Đặc biệt, hiện FDA chưa cho phép tiêm chất làm đầy để tăng kích thước ngực nên tuyệt đối không nghe những lời quảng cáo có cánh để tránh tai biến. Và cũng không “tiêm filler lưu động” để tránh tai biến.

Theo Đời sống
Những ai nên hạn chế đi bộ?

Những ai nên hạn chế đi bộ?

Mặc dù đi bộ là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên đề phòng hoặc tránh đi bộ trong một số trường hợp nhất định.
back to top