<div> <p>Chị H. cho biết năm năm trước, người bạn rủ chị đi tiêm "mỡ nhân tạo Thái Lan" để nâng ngực tại một spa làm đẹp. Bạn chị cũng đã tiêm loại mỡ này từ hai năm trước đó và bảo không có biến chứng gì. Vì vậy chị H. đã chi 30 triệu đồng để được tiêm mỡ nâng ngực.<br /> <br /> Sau này khi xảy ra tai biến, chị H. quay lại thì không thấy spa đó nữa.<br /> <br /> "Năm đầu thì ngực cũng đầy hơn, nhưng sau một năm bắt đầu thấy có biến chứng: ngực nổi u, cục sần sùi, biến dạng, hay thấy khó thở và mệt. Khi đến bệnh viện để lấy chất được sử dụng để nâng ngực ra thì bệnh viện cho biết người ta đã tiêm silicon lỏng. Tôi mất ăn mất ngủ, lo lắng không dám nói với gia đình mà mình mình chịu đựng", chị H. cho biết.<br /> <br /> Tuy nhiên, sau khi được tiêm vào người bệnh nhân, silicon lỏng đã di chuyển đi tứ tán khắp nơi. Cách đây ba tháng, bệnh nhân lại phải vào Bệnh viện K để nạo vét silicon thêm một lần nữa.<br /> <br /> Sau lần nạo vét này, ngực bệnh nhân bị co rúm, lõm sâu, hoàn toàn không còn hình dáng bầu ngực mà là hai mảnh nhăn nhúm rất xấu xí.<br /> <br /> Về sức khỏe, sau mỗi lần lấy silicon bệnh nhân đều cảm thấy yếu đi.<br /> <br /> Sáng 17-1, bệnh nhân đã đi xét nghiệm, thử máu, chụp chiếu để chuẩn bị đặt túi tạo hình lại ngực theo khuyến cáo của bác sĩ.<br /> <br /> Theo bác sĩ Trần Sinh Lục, người trực tiếp điều trị cho chị H., silicon lỏng đã bị cấm sử dụng để tiêm vào cơ thể từ rất lâu. Nhưng riêng trong tháng 1 này, bác sĩ Lục đã nhận ba bệnh nhân cùng vào thăm khám do biến chứng, trong đó có người tiêm ở mặt, hai người tiêm ở mông và ngực. Trong đó, trường hợp ở mặt rất khó lấy silicon ra.<br /> <br /> "Khi bệnh nhân đến điều trị, silicon lỏng đã thâm nhiễm vào vùng mô, làm ngực bệnh nhân cứng như đá. Các vùng bị silicon thâm nhiễm cũng tạo thành các ổ viêm có nguy cơ phá ra ngoài da bệnh nhân.<br /> <br /> Sau khi nạo vét silicon, vùng ngực bệnh nhân bị xơ hóa, co rút không còn hình thù như bình thường. Chúng tôi sẽ phải đặt túi ngực kết hợp với các biện pháp khác làm mềm những vùng bị cứng như đá trên ngực bệnh nhân", bác sĩ Lục cho biết.<br /> <br /> Bác sĩ Lục cũng cho rằng hiện vẫn còn nhiều nạn nhân của silicon lỏng chưa được điều trị, do vài năm trước đây, do thiếu hiểu biết rất nhiều chị em đã đi tiêm silicon lỏng, có khi họ đi thành tốp 8-10 người.</p> </div> <div> <div> <div> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Mất ngực vì tiêm silicon lỏng nâng ngực
Chị N.T.H (34 tuổi, ở Hà Nội) đang chờ nâng ngực, sau năm năm bơm silicon lỏng dẫn đến các biến chứng như khó thở, nổi u cục sần sùi trên ngực, ngực sưng đau và giờ bị lõm vào nhăn nhúm và bị cắt luôn tuyến sữa.
Theo infonet.vn
Vụ án tai biến y khoa: Bộ Y tế cần phải nhận trách nhiệm lỗi hệ thống!
Cục Thuế TP.HCM xin chỉ đạo vụ truy thu thuế Unilever, Sabeco
Thông tin mới về vụ trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin ComBE Five ở Hà Nội
Quảng Trị: Bắt 2 đối tượng gây ra hơn 10 vụ trộm xe máy các loại
Bộ Y tế chưa phát hiện sai sót trong vụ bé gái tử vong sau khi tiêm ComBE Five
Nơi đầu tiên trên thế giới nâng ngực miễn phí cho người nghèo
Vợ đòi nâng ngực thành “hàng khủng” để… giữ chồng
Bị chồng giận vì tự đi nâng ngực
Loại củ vừa quen vừa rẻ, ăn vào trẻ lâu lại sống thọ
Khoai tây là loại củ quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt, không chỉ là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào mà còn chứa nhiều dưỡng chất quý giá cho sức khỏe.
Tập thể thao cường độ cao, người đàn ông bị nhồi máu cơ tim
Vừa qua, các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
Cách dùng cây cúc dại chữa bệnh an toàn
Cây xuyến chi (Bidens pilosa), hay còn gọi là cúc dại, cây mọc hoang dại ở nhiều nơi và phát tán mạnh. Khi sử dụng cúc dại nấu ăn hoặc chữa bệnh cần chú ý để đảm bảo an toàn.
Nuốt nghẹn, người đàn ông phải tái tạo hầu–thực quản bằng vạt hỗng tràng cuống đôi
Ung thư hạ hầu chiếm khoảng 3 - 4% ung thư vùng đầu và cổ. Có đến khoảng 77% các trường hợp nhập viện ở giai đoạn IV, bệnh có tiên lượng xấu nhất trong các loại ung thư ở phân vùng này, với tỉ lệ sống 5 năm khoảng 35%.
Hy hữu: Chân chống xe máy đâm xuyên cẳng chân người phụ nữ
Trong những trường hợp tai nạn bị dị vật đâm vào cơ thể người dân không nên tự ý rút dị vật ra, có thể làm tổn thương thêm các cấu trúc quan trọng khác ở vùng xung quanh.
Cây đổ đè trúng người, nam thanh niên bị dập nát xương đùi trái
Khi đang chặt cây trong vườn của gia đình, bất ngờ cây đổ lệch hướng, dù cố gắng chạy nhưng nam thanh niên 23 tuổi vẫn bị một cành to đè trúng vùng đùi trái.
Giành sự sống cho bé 11 tuổi sốc đa chấn thương do tai nạn giao thông
Sau hơn 2 giờ phẫu thuật, với sự nỗ lực hết sức và sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ kíp mổ, kết hợp truyền 01 đơn vị máu toàn phần, ca phẫu thuật đã thành công, cứu bệnh nhi thoát khỏi cơn nguy kịch.
Vào viện điều trị viêm phổi, bệnh nhân 73 tuổi phải mổ viêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa cấp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Phẫu thuật nội soi cắt bỏ ruột thừa bị viêm là cách tốt nhất để điều trị viêm ruột thừa triệt để.
Đau đầu dai dẳng, đi khám bất ngờ phát hiện u màng não
Đa số đau đầu là lành tính và có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu bị đau đầu thường xuyên, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế khám, làm các cận lâm sàng cần thiết để phát hiện sớm các nguyên nhân thực thể.
Cảnh giác viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ trong mùa hanh khô
Viêm da cơ địa gây ngứa dữ dội khiến trẻ khó chịu quấy khóc, ăn ngủ kém, thường xuyên cào gãi hoặc chà xát, điều này làm da càng thêm tổn thương và dễ nhiễm trùng,...
Người đàn ông lái máy xúc nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng vì... Whitmore
Bệnh Whitmore hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa, vì vậy biện pháp phòng ngừa chính là tránh tiếp xúc trực tiếp với đất và nguồn nước bị nhiễm khuẩn. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại nơi bị ô nhiễm.