Thủy châm không dùng tại nhà

Thủy châm là phương pháp chữa bệnh kết hợp cho hiệu quả cao trong chữa bệnh. Tuy nhiên, thủy châm rất dễ xảy ra tai biến nên không thực hiện tại nhà.

Thủy châm chữa đau lưng.

Chữa hiệu quả nhiều bệnh

Thủy châm là phương pháp phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm kim theo học thuyết kinh lạc của Y học cổ truyền với tác dụng chữa bệnh của thuốc tiêm để nâng cao hiệu quả phòng chữa bệnh. Theo phương pháp này, bác sĩ tiêm một dung dịch lỏng vào huyệt của người bệnh để kích thích huyệt tại chỗ, kết hợp với thuốc để điều trị bệnh.

Tại Trung Quốc, các bác sĩ đã thành công trong kết hợp thủy châm với vitamin B1 chữa nhiều bệnh như viêm khớp mãn tính, xơ gan, di chứng bại liệt, nhiều chứng bệnh tinh thần… Nghiên cứu ở Bệnh viện nhân dân số 6 tại Thượng Hải cho thấy công dụng của thủy châm trong điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả đến 88-90%, thời gian điều trị rất ngắn. Nhiều bệnh viện khác cũng báo cáo tác dụng của phương pháp này trong điều trị cao huyết áp, thiên đầu thống, hen suyễn, chân tay tê, đau bại thần kinh, viêm, liệt dương…

Tại Việt Nam, một số bệnh viện, bệnh xá đã áp dụng thủy châm trong điều trị. Các bác sĩ dùng vitamin Bl, B6, B12, Philatop, Novocain tiêm vào vùng thái dương (còn gọi thủy châm huyệt thái dương) chữa nhức đầu, đau đầu; tiêm vào vùng thận để chữa đau ngang lưng di mộng tinh, bệnh tim…

Đến nay thủy châm được nghiên cứu mở rộng điều trị đau thần kinh tọa, đau đầu, đau nửa đầu, đau vai gáy, dây thần kinh liên sườn, đau do thoái hóa khớp, viêm quanh khớp vai… Phương pháp này được cho là hiệu quả với bệnh cấp tính như choáng và hôn mê, khó thở, tức thở, đau da dày, đau bụng, đau ruột, dạ con, nhức răng, co giật, động kinh.

Hiệu quả gấp đôi

Thủy châm không chỉ có tác dụng làm giảm hay ức chế căn bệnh mà nó trực tiếp và nhanh chóng khắc phục nguyên nhân gây ra bệnh. Khi các dược chất vô trùng được tiêm vào một huyệt vị trên cơ thể sẽ truyền xung động kích thích đó đến vỏ não, rồi từ vỏ não phản xạ tới các cấp của hệ thần kinh, để điều chỉnh tất cả hoạt động của cơ quan nội tạng nhờ đó giúp chữa khỏi bệnh và phục hồi các tổn thương.

Các bệnh thường được chữa phương pháp thủy châm là đau nửa đầu mãn tính, thiểu năng tuần hoàn não, viêm thần kinh hông to…, đặc biệt là những cơn đau cấp… Thực tế điều trị cho thấy, thủy châm  cho hiệu quả cao hơn rất nhiều, có thể nói là gấp đôi, so với việc dùng riêng một phương pháp Đông y hoặc Tây y. Bởi vì, ngoài tác dụng giảm đau nhanh của thuốc Tây y dành cho các bệnh cấp tính thì tác dụng của việc tiêm thuốc vào các huyệt đạo, tác động đúng huyệt vị nên hiệu quả nhanh và tăng hơn.

Thủy châm được dùng chỉ định để chữa bệnh mãn tính, giảm đau như: bệnh viêm khớp mạn, thoái hóa xương khớp, bong gân, trật xương, đau dây thần kinh ngoại biên, hen phế quản… Không nên điều trị các bệnh cấp cứu bằng thủy châm đơn thuần, các cơn đau bụng, người sức khỏe yếu, trạng thái tinh thần không ổn định. Không được dùng các thuốc tiêm bắp thịt mà bệnh nhân bị phản ứng. Không được dùng các thuốc tiêm bắp thịt có tác dụng kích thích gây xơ cứng, hoại tử các vùng có dây thần kinh và các cơ. Không dùng các loại kháng sinh.

Đặc biệt, thông thường sau khi tiến hành thủ thuật thủy châm, bệnh nhân thường có một số cảm giác như khô miệng, nóng bừng mặt, hoa mắt chóng mặt, huyết áp tăng… Vì vậy, bệnh nhân cần nằm nghỉ 15 phút, các triệu chứng này thường qua nhanh. Mỗi ngày chỉ nên thủy châm 1 lần, đợt điều trị có thể tiến hành khoảng 10-15 lần.

Thủy châm chỉ có thể được thực hiện với tình trạng bệnh cần thiết nhưng phải có sự chỉ định nghiêm ngặt của thầy thuốc và thực hiện tại bệnh viện bởi các bác sĩ có tay nghề vững vàng, đủ kinh nghiệm. Thủy châm rất dễ xảy ra một số tai biến, nhất là tai biến do liều lượng mà trong Đông y gọi là “vựng châm” nên bệnh nhân tuyệt đối không được phép tự thực hiện phương pháp này tại nhà.

TTUT Lê Hữu Tuấn (nguyên Phó giám đốc, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương)

Theo Đời sống
12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top