Thường xuyên đại tiện ra máu

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh nhân L.M.Đ. (66 tuổi tại Hà Nội) khoảng 1 tháng nay, nhiều lần đi đại tiện phân nhầy lẫn máu, mỗi đợt khoảng 3 - 5 ngày mặc dù vẫn ăn uống bình thường và tiểu tiện bình thường.

Bệnh nhân L.M.Đ. (66 tuổi tại Hà Nội) khoảng 1 tháng nay, nhiều lần đi đại tiện phân nhầy lẫn máu, mỗi đợt khoảng 3 - 5 ngày mặc dù vẫn ăn uống và tiểu tiện bình thường. 

Sau khi nội soi và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng. 

Lời bàn: ThS.BS Phí Thị Quang, chuyên khoa tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ làm xét nghiệm marker ung thư, siêu âm và nội soi gây mê đại trực tràng toàn bộ ống mềm có sinh thiết. Bệnh nhân bị trĩ nội độ I. Từ manh tràng đến đại tràng sigma có nhiều polyp nhỏ, kích thước khoảng 2 - 3mm, bề mặt nhẵn không cuống. Ngoài ra, còn có 7 polyp lớn kích thước từ 1 - 1.5cm bề mặt chia múi cuống dài. Đoạn từ trực tràng, cách rìa hậu môn khoảng 7cm thấy khối sùi, loét lớn chiếm 1/2 chu vi lòng trực tràng, bề mặt thâm nhiễm, nham nhở, có giả mạc trắng lẫn chất hoại tử, chạm đèn soi dễ chảy máu. Bác sĩ và êkíp thực hiện sinh thiết 4 mảnh tại khối sùi làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán tính chất khối u và cắt các polyp trong đại trực tràng. Kết quả sinh thiết cho thấy hình ảnh ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa kèm hình ảnh chụp X-quang quai động mạch chủ nổi, chẩn đoán xác định bệnh nhân bị ung thư trực tràng và đã được chuyển đến Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 để tiến hành hóa xạ trị.

Để không phát hiện muộn, khi thấy xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu lẫn phân, nhày mũi, đại tiện táo lỏng thất thường, phân biến dạng cần đi viện khám ngay.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top