Thực phẩm làm đau khớp dạng thấp

Bệnh thấp khớp (TK) thuộc nhóm bệnh nguy hiểm nhất trong viêm khớp. Thực phẩm được xem là tác nhân có thể tăng đáp ứng nhạy cảm dẫn đến các triệu chứng viêm khớp dạng thấp do viêm. Vì vậy, cần nhận biết thực phẩm gây đau để tránh.

Tăng cảm ứng nhạy cảm với thực phẩm

GS.TS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trong tất cả các bệnh viêm khớp thì TK thuộc nhóm bệnh được cho là căn bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề nhất. Ngoài đau cứng khớp, giảm khả năng vận động lâu dài, người bệnh sẽ mất khả năng sinh hoạt hằng ngày, bị biến chứng tim mạch: làm tăng bệnh bệnh tim mạch gấp 4 lần và gây những cơn đột tử bất ngờ từ những biến chứng ở tim. TK cũng làm tăng áp phổi, xơ mô kẽ phổi hay viêm màng phổi, gây nhiễm trùng và gây ảnh hưởng gan, thận…Bệnh được chia thành nhiều dạng: viêm đa khớp, viêm đốt sống, viêm mạch hoại tử toàn thân, dạng xơ cứng toàn thân và các bệnh tạo keo hay hệ thống – luput ban đỏ, gút, vôi hóa sụn khớp…

Khẩu phần ăn và thực phẩm được xem là tác nhân đã tác động có hiệu quả tới TK theo hai cơ chế. Thứ nhất, thực phẩm có liên quan đến kháng nguyên có thể tác động tăng đáp ứng nhạy cảm, dẫn đến các triệu chứng viêm khớp dạng thấp do viêm. Thứ hai, dinh dưỡng có thể làm thay đổi trạng thái viêm và tăng đáp ứng miễn dịch và kết quả là cải thiện được bệnh.

Thực phẩm có liên quan đến TK đã được nhiều thầy thuốc lâm sàng khảo sát. Nhiều tác giả theo dõi thử nghiệm cho khỉ và thỏ ăn bột cỏ linh lăng đã nhận thấy có giảm lượng cholesterol trong huyết tương và dẫn đến sự giảm tổn thương vữa xơ động mạch của khỉ và thỏ. Người ta cũng thử nghiệm hạt linh lăng trên người tình nguyện và nhận thấy làm giảm cholesterol huyết tương cơ thể và phục hồi các triệu chứng của bệnh giống như luput ban đỏ hệ thống…

Đặc biệt, trong bệnh TK dạng gút, khẩu phần ăn và rượu là hai tác nhân chính gây tăng axit uric trong máu. Theo dõi trên một số bệnh nhân gút dạng ẩn nhận thấy trong khẩu phần ăn hằng ngày của họ đã dùng khá nhiều bia, rượu. Dùng bia rượu với lượng cao, dài ngày đã làm tăng sự tổng hợp urat, tăng sự lưu thông adenosin nucleotid và tăng uric trong cơ thể.

Khẩu phần ăn có nhiều purin đã làm tăng lượng axit uric trong huyết thanh và 80% lượng urat được hình thành trong ngày là từ axit nucleic luân chuyển tại các mô. Hạn chế hoặc giảm hấp thụ khẩu phần ăn không có purin bằng thuốc thường không phải là biện pháp tối ưu. Biện pháp tốt nhất là tránh hoặc giảm hạn chế tới mức thấp sử dụng các khẩu phần thực phẩm giàu purin như: gan, thận, cá sadin, lươn, trứng cá…, các loại tráng miệng, sôcôla…

Thịt đỏ làm đau tăng thấp khớp.

Tránh thực phẩm gây viêm và làm tăng axit uric

BSCKI Nguyễn Văn Quang, Nguyên giám đốc Bệnh viện Thể thao cho biết, bệnh TK hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chủ yếu là điều trị tác động giảm đau, chống viêm nhiễm, thải loại các chất độc hại… và cải thiện sức khỏe. Biện pháp dinh dưỡng có tác dụng chủ động đề phòng và bổ sung để giảm bệnh.

Tránh thịt đỏ và thịt chế biến: Những loại thực phẩm này có chứa hóa chất như purin và nitrat, sẽ làm tăng cơn đau và viêm trong cơ thể. Nếu ăn nhiều và liên tục, axit uric sẽ tồn đọng trong cơ thể. Bình thường, hàm lượng axit uric máu là 3-5mg/100ml, nhưng khi đau hàm lượng này tăng từ 6 – 7,5mg/100ml. Ở nhiệt độ 30oC ở của bàn tay, bàn chân chỉ có 4mg axit uric được hòa tan, phần còn lại sẽ đọng ở các mô ít có máu nuôi (dây chằng quanh khớp, gân cơ, sụn khớp).

Vì vậy, khi bị đau khớp, tốt nhất không phải chỉ uống thuốc mà cần kết hợp giảm lượng thịt khẩu phần ăn trong nhiều ngày. Ăn chay hoàn toàn có thể giảm mỗi ngày 1mg urat/100ml máu.

Hạn chế ăn đường bởi vì đường có khả năng gây tăng cân, làm tăng áp lực lên các khớp xương, gây biến dạng sụn khớp và gây đau nhức khớp.

Ngoài ra, đường tinh luyện làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng huyết áp, gia tăng tình trạng viêm sưng. Nên ăn ít muối vì muối gây tích nước và sưng phù, từ đó làm tăng áp lực lên các khớp và dẫn đến đau nhức. Bữa ăn nên loại bỏ các món như cá muối, cá khô, thịt muối…

Đặc biệt, không nên uống rượu, bia, cà phê, ca cao, thuốc lá… Cần tránh ăn măng vì trong măng có axit cyanhydric (từ 0,167 đến 1,152/kg măng tre) có thể gây phản ứng viêm đau cho người ăn.

Nhật Hà

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top