Thực hư chuyện ăn da gà dễ mắc ung thư

Thịt gà không chỉ ngon miệng mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng loại thực phẩm này đúng cách có thể vô tình gây hại sức khỏe.
Thực hư chuyện ăn da gà dễ mắc ung thư: Câu trả lời chính xác của chuyên gia dinh dưỡng - ảnh 1

Thực hư chuyện ăn da gà dễ mắc ung thư: Câu trả lời chính xác của chuyên gia dinh dưỡng

Ăn da gà tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư?

Thời gian gần đây, trên mạng chia sẻ thông tin ăn thịt gà thì nên bỏ da để hạn chế nguy cơ mắc ung thư. Thông tin trên khiến 'tín đồ' thích ăn da gà hoang mang. Thực hư câu chuyện này như thế nào? PV đã liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng để tìm câu trả lời.

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Nguyên trưởng khoa vi chất (Viện dinh dưỡng Quốc gia), Trưởng phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng, Viện y học ứng dụng cho hay: 'Da gà có chứa nhiều chất béo, nhưng đa số lại là chất béo tốt cho sức khoẻ (chất béo bão hoà). Da gà là nguồn cung cấp chất béo tốt hơn so với mỡ lợn, mỡ bò hoặc mỡ động vật nói chung'.

Da gà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và protein. Collagen trong da gà có tác dụng tăng cường sự hấp thu oxy của da, giữ ẩm, làm tăng tính đàn hồi, chống lão hóa da, bảo vệ làn da trước những ảnh hưởng của môi trường....

Tuy nhiên, da gà, cùng với nội tạng của gà, phao câu là những bộ phận chứa nhiều chất béo, cholesterol. Ăn thịt gà có da sẽ làm tăng được năng lượng đưa vào cơ thể.

Ví dụ, ăn đùi gà có da có thể làm tăng 20 calo so với đùi gà không da, lườn gà có da làm tăng 32 calo so với lườn gà không da, ăn cánh gà có da làm tăng tới 87 calo so với cánh gà không da.

'Cho tới nay, chưa có khuyến cáo chính thức nào cho thấy rằng việc ăn da gà có liên quan đến nguy cơ ung thư.

Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều da gà thì sẽ có nguy cơ thừa cân, béo phì, mà thừa cân, béo phì là một trong số những yếu tố gây nguy cơ của bệnh ung thư. Do vậy, để tốt cho sức khỏe chúng ta cũng nên hạn chế ăn da gà và da của các loại gia cầm nói chung', PGS.TS Ninh nói.

Thực hư chuyện ăn da gà dễ mắc ung thư: Câu trả lời chính xác của chuyên gia dinh dưỡng - ảnh 2

Không ăn da gà chiên cháy giòn chất béo có trong da gà có thể chuyển hóa thành chất béo có hại cho sức khỏe, ảnh minh họa.

Cũng theo PGS.TS Ninh da gà có cholesterol vì vậy những người có bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hoá mỡ máu, sỏi thận, sỏi mật, béo phì hay những người muốn giảm cân không nên ăn quá nhiều da gà.

Ngoài ra, một số bộ phận khác như phao câu, nội tạng gà cũng không nên ăn quá nhiều vì có chứa nhiều cholesterol.

Cách ăn da gà tốt cho sức khỏe

PGS.TS Ninh chia sẻ, để món da gà mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại cho sức khỏe cần phải biết những điều sau:

Trước khi sử dụng da gà làm thực phẩm cho gia đình mình, cần phải biết được loại gà mà mình mua có xuất xứ từ đâu, tránh ăn những loại gà đang mang bệnh, không rõ nguồn gốc.

Da gà là nơi tiếp có nhiều loại vi khuẩn. Chính vì thế cần làm sạch chúng một cách cẩn thận trước khi chế biến để tránh gây hại cho sức khỏe.

Không nên chiên da gà đến mức cháy giòn bởi nó không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn chuyển hóa thành chất béo có hại cho sức khỏe.

Một ưu điểm nữa đó là thịt gà hấp thu ít mỡ hơn khi có da, vì vậy ăn thịt gà có da sẽ giúp làm giảm được lượng mỡ vào cơ thể. Tuy nhiên, cũng không vì vậy mà ăn da gà thoải mái, đặc biệt là với những người đang mong muốn giảm cân.

Theo songkhoe.vn
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top