Thực dưỡng phải đúng cách

(khoahocdoisong.vn) - Bị bệnh vẩy nến nhiều năm, cứ đến mùa hè là ông Nguyễn Thế Linh (Ba Vì, HN) lại ngứa và gãi. Đi nắng về ông ngứa mà tắm mát xong ông cũng ngứa. Có người mách ông uống nước mía, ăn chân giò thì đỡ ngứa nhưng ông làm mãi chẳng ăn thua.

Bị bệnh vẩy nến nhiều năm, cứ đến mùa hè là ông Nguyễn Thế Linh (Ba Vì, Hà Nội) lại ngứa và gãi. Đi nắng về ông ngứa, mà tắm mát xong ông cũng ngứa. Có người mách ông uống nước mía, ăn chân giò thì đỡ ngứa, nhưng ông làm mãi chẳng ăn thua.

Lời bàn: Lương y Nguyễn Văn Phúc, 128 Nguyễn Tri Phương, Vũng Tàu cho biết, uống nước mía cũng phải đúng cách. Người vẩy nến muốn giảm ngứa lấy mía ép nước 1 - 2 ly, chanh nửa quả vắt nước pha chung uống, hoặc mía nhai nuốt nước. Mía có tác dụng dưỡng huyết, mát phế, tiêu đàm, giáng hỏa, tiêu phiền, giải độc, giảm ngứa. Đối với chân giò, phải tiềm cùng thuốc. Lấy sinh địa, đương quy, xuyên khung, bạch thược, mạch môn mỗi vị 12g; cẩu kỷ tử, cúc hoa mỗi vị 10g, tiềm cùng chân giò. Tác dụng trị bổ huyết, điều huyết, nhuận phế, mát gan… Ngoài ra, người bệnh vảy nến cần tăng cường ăn các loại rau bổ mát giàu vitamin A, B5, B2 có trong cà chua, bí đỏ, cà rốt, bông cải, rau dấp cá, mùng tơi, rau đay, lá lốt, giá đậu, nấm, sữa chua, trái cây như bơ, đu đủ, dâu, chuối, dưa hấu. Nên uống nước mía lau, râu ngô, bột sắn dây, nhân trần, nước cam, chanh nước trái cây tươi đều tốt.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top