Thức ăn để qua đêm có hại cho sức khỏe?

(khoahocdoisong.vn) - Nhiều bà mẹ băn khoăn, khi buổi sáng các con đi học sớm, mẹ chưa kịp làm đồ ăn nên đã làm dư thức ăn và cơm từ hôm trước để hôm sau đun lại cho các con mang theo, thực chất làm như vậy có tốt không? Có sinh ra những chất làm tăng khả năng ung thư không?

Các thông tin như ăn cơm nguội bị ung thư, ăn thức ăn trong tủ lạnh gây ung thư đã được nhiều người đồn thổi. Theo ThS.BS Nguyễn Thị Hải, nguyên Trưởng phòng Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay bệnh ung thư gia tăng nhanh chóng mà nguyên nhân gây ung thư có liên quan rất nhiều đến thực phẩm, các nguyên nhân rõ ràng đã được khoa học chứng minh là ăn đồ mốc như lạc mốc, đỗ mốc, gạo mốc dễ sinh ung thư. Độc tố có trong nấm mốc rất nguy hiểm, nó có tên là aspergillus flavus, nấm này tiết ra độc tố aflatoxin có thể gây chết người. Độc tố này chủ yếu gây nhiễm độc gan. Ở súc vật thí nghiệm, người ta thấy nhu mô gan bị hoại tử. Ngoài tác hại gây ngộ độc cấp tính, trong những năm gần đây aflotoxin còn bị kết tội là gây ung thư và là chất gây ung thư mạnh. Hay ăn dưa cà muối xổi, bị khú có chứa nhiều chất nitrit, chất này kết hợp với các axit amin trong món ăn như thịt, cá, tôm... tạo thành hợp chất nitrosamine - 1 có khả năng gây ung thư. Các thực phẩm muối nói chung đều sinh ra hợp chất nitrosamine.

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, nitrosamine đã được chứng minh là gây ung thư trên động vật thực nghiệm và có khả năng gây ung thư trên người. Việc ăn các thực phẩm bẩn, không an toàn, còn tồn dư phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cũng có thể là yếu tố nguy cơ ung thư cho người sử dụng.  Các gia đình hay ăn thức ăn nướng, rán cháy ở nhiệt độ cao, chất béo chuyển hóa… là nguyên nhân gây ung thư đã được  khoa  học chứng minh vì nó có cơ chế rất rõ ràng. Còn việc ăn thức ăn  để tủ lạnh, thức ăn hâm lại gây ung thư đến nay chưa có bằng chứng cụ thể cũng chưa tìm được chất nào trong các loại thực phẩm này gây ung thư mà chỉ là tin đồn loan truyền trên mạng. Tuy nhiên, về mặt dinh dưỡng cũng không nên ăn thức ăn nấu lâu ngày, đun lại nhiều lần sẽ mất hết chất dinh dưỡng không tốt cho sức khoẻ.

Muốn trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh nên chọn hộp đựng kín có nắp đậy, chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. Nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt. Khi muốn ăn lại nên cho quay nóng thức ăn thừa rồi đóng hộp đem đi hoặc bày lên đĩa ăn ngay.

Theo Đời sống
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
back to top