Thi THPT QG 2019: Phần mềm chấm thi trắc nghiệm sẽ không cho phép sửa kết quả

(khoahocdoisong.vn) - Bộ GD&ĐT cho biết, quy trình chấm thi trắc nghiệm năm nay sẽ không cho phép chỉnh sửa. Kể cả người chấm thi có khâu nào sai trước đó, cũng không thể quay lại chỉnh sửa nếu không có mã cấp cho phép của Bộ GD&ĐT.

Mục tiêu đầu tiên là nghiêm túc, an toàn, chính xác

Tại buổi họp báo thông tin về kỳ thi THPT Quốc gia 2019, trả lời phóng viên, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT lý giải, mục tiêu đầu tiên đầu tiên, tối thượng của kỳ thi THPT Quốc gia năm nay là sự nghiêm túc, an toàn, chính xác, đặc biệt là kết quả thi.

Để thực hiện điều đó, cụ thể, đối với việc chấm thi tự luận, Bộ sẽ triển khai một số điểm sau:

Thứ nhất, ở khâu tách phách, làm phách sẽ thực hiện triệt để việc cách ly. Thứ hai, là ở khâu chấm, sẽ thực hiện nghiêm túc việc chấm 2 vòng độc lập. Thực hiện nghiêm túc việc bốc thăm chấm. Trong quá trình chấm thi luôn có các camera an ninh.

Các thí sinh chia sẻ, mong muốn các thầy cô giáo sẽ chấm thi nghiêm túc, công bằng. Ảnh: Mai Loan.

Các thí sinh chia sẻ, mong muốn các thầy cô giáo sẽ chấm thi nghiêm túc, công bằng. Ảnh: Mai Loan.

Việc nhập việc kết quả môn Ngữ văn cũng phải được nhập hai lần độc lập. Sau đó, phần mềm đối sánh nếu không thấy lỗi gì, thì mới cho phép gửi kết quả. Nếu hội đồng thi nào làm tắt, nhập một lần sau đó coppy sang bản thứ 2 thì phần mềm của Bộ GD&ĐT sẽ phát hiện ra ngay.

Đối với những bài văn đạt điểm cao, sẽ chấm kiểm tra tối thiểu 5%. Mục đích là để xem chấm giữa vòng 1 và vòng 2 có đều tay, khách quan hay không để kịp thời phát hiện những sai sót và xử lý.

Riêng đối với chấm thi trắc nghiệm, quy trình chấm sẽ mã hóa từ dữ liệu không gian, dữ liệu cuối cùng. Ngay cả đáp án chấm trắc nghiệm cũng sẽ được mã hóa và chỉ có thể được giải mã bằng công cụ của phần mềm thi trắc nghiệm.

“Chính vì những lý do như vậy, rút kinh nghiệm từ những năm vừa rồi, Bộ GD&ĐT chưa công bố ngay đáp án ngay sau khi kết thúc kỳ thi như mọi năm, mà công bố vào một thời điểm thích hợp”, ông Trinh khẳng định.

Kể cả giáo viên chấm thi sai muốn sửa cũng không sửa được

Trả lời về những giải pháp của Bộ GD&ĐT trong việc hạn chế, tránh “lịch sử lặp lại” đối với kỳ thi THPT Quốc gia 2019, ông Mai Văn Trinh cho biết, Bộ đã có  những thay đổi về mặt kỹ thuật để hạn chế gian lận thi cử.

Cụ thể, phiếu trả lời trắc nghiệm được quét theo từng phòng thi. Thư ký cắt miệng túi bài thi, kiểm điểm phiếu trả lời trắc nghiệm đối chiếu với số phiếu trả lời trắc nghiệm ghi trên túi bài thi và phiếu thu bài. Sau đó, chuyển phiếu trả lời trắc nghiệm cho cán bộ kỹ thuật nạp vào máy quét.

Quét xong phiếu trả lời trắc nghiệm của túi nào, phiếu trả lời trắc nghiệm được thư ký kiểm đếm, đóng lại túi đó và niêm phong theo quy định.

Sao lưu toàn bộ dữ liệu ảnh quét (đã được mã hóa) ra đĩa CD hoặc DVD (gọi là CD0) thành 3 bộ đĩa giống nhau, bàn giao 1 đĩa cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu trữ, 1 bộ đĩa Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, 1 bộ đĩa gửi về Bộ GD&ĐT.

Thực hiện chức năng nhận dạng ảnh của phần mềm chấm thi trắc nghiệm để chuyển dữ liệu ảnh bài làm của thí sinh thành kết quả dưới dạng văn bản đã được mã hóa.

Toàn bộ dữ liệu đã nhận dạng (dạng văn bản đã mã hóa) và ghi ra đĩa 3 bộ CD hoặc DVD (gọi là CD1) giống nhau bàn giao 1 bộ đĩa cho Chủ tịch hội đồng thi lưu trữ, 1 bộ đĩa Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, 1 bộ đĩa gửi về Bộ GD&ĐT. Quá trình chấm được thực hiện hoàn toàn trên phần mềm với chu trình khép kín. 

Camera an ninh giám sát ghi hình tại các phòng bảo quản bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm 24/24h. Kể cả khi mất điện lưới thi cũng có bộ lưu điện dự phòng đảm bảo hoạt động liên tục.

Ngay sau khi kết thúc công tác chấm thi, thiết bị lưu trữ của camera được niêm phong và lưu giữ ít nhất một năm.

Đặc biệt, ông Trinh cho biết, việc chấm thi trắc nghiệm, theo quy trình kĩ thuật được tăng cường như hiện nay, sẽ không cho phép chỉnh sửa. Kể cả giáo viên chấm thi có khâu nào sai trước đó, đều không thể quay lại chỉnh sửa mà phải được Bộ GD&ĐT cấp một mã để vào sửa.

Tuy nhiên, dù giải pháp tốt đến đâu, thì theo ông Trinh, việc thực hiện quy trình vẫn là con người. Do vậy, phải lựa chọn những người có đủ năng lực và phẩm chất thực hiện.

Đánh giá về kỳ thi THPT QG 2019, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó Trưởng ban thường trực BCĐ thi THPT quốc gia năm 2019 cho biết, kỳ thi có một số sai sót xảy ra ở một số hội đồng thi do lỗi của cán bộ coi thi, in sao đề thi như việc phát nhầm đề thi cho thí sinh, in thiếu đề thi dẫn đến thí sinh phải làm bài thi muộn hơn giờ quy định. Hội đồng thi đã xử lý bù thời gian làm bài để đảm bảo quyền lợi của thí sinh.

Tuy nhiên, đánh giá tổng quan trên phạm vi cả nước, “đến thời điểm này, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, nhẹ nhàng", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top