Thanh tra đột xuất Công ty CP Thể dục thể thao Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng

Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra đột xuất Công ty CP Thể dục thể thao Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 08/10/2021, tại trụ sở Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thanh tra Chính phủ công bố Quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại Công ty CP Thể dục thể thao Việt Nam.

Thời kỳ thanh tra là giai đoạn chuyển sang công ty cổ phần cho đến tháng 6/2021. Khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ trên. Thời gian thanh tra là 30 ngày làm việc thực tế kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.

Tại buổi công bố quyết định thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh cho biết đây là cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tại Văn bản số 2613/VPCP-V.I ngày 10/09/2021 của Văn phòng Chính phủ.

Ông Minh đề nghị lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chỉ đạo các đơn vị có liên quan cung cấp tài liệu, hồ sơ và báo cáo giải trình khi Đoàn thanh tra yêu cầu.

Tìm hiểu cho thấy, Công ty CP Thể dục thể thao Việt Nam tiền thân là Công ty Dụng cụ Thể dục thể thao. Năm 2006, công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 12,5 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ chiếm 51,32% vốn điều lệ.

Trước đó, vào năm 2017 Thanh tra Bộ Nội vụ cũng đã thanh tra đột xuất việc cử, miễn nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công ty CP Thể dục thể thao Việt Nam.

Theo kết luận thanh tra, trước khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hợp nhất với Ủy ban Thể dục, Thể thao, từ năm 2007, ông Bùi Duy Nghĩa được giao là người đại diện phần vốn nhà nước, nắm giữ 51,32% vốn điều lệ của Công ty.

Từ năm 2012 đến 31/3/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cử từ 2 đến 3 người đại diện phần vốn nhà nước để nắm giữ 51,32% vốn điều lệ của Công ty thay cho việc giao một người nắm giữ trước đó.

Cụ thể, tháng 10/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cử ông Bùi Duy Nghĩa nắm giữ 30% và ông Trịnh Quốc Toàn nắm giữ 21,32% vốn điều lệ.

Sau đó, ông Nghĩa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Tới tháng 10/2015, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định miễn nhiệm chức danh người đại diện phần vốn nhà nước đối với ông Nghĩa.

Đồng thời, ủy quyền có thời hạn cho ông Nguyễn Ngọc Thạch nắm giữ 20,32% vốn điều lệ (chịu trách nhiệm phụ trách chung), ông Trịnh Quốc Toàn nắm giữ 15,5% và ông Lê Hồng Nam (Trưởng phòng Tổ chức của Công ty CP Thể dục, Thể thao là nhân sự do Công ty đề xuất) nắm giữ 15,5% vốn điều lệ.

Tháng 4/2016, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã miễn nhiệm người đại diện phần vốn và thu hồi vốn điều lệ đã giao đối với ông Trịnh Quốc Toàn, ông Lê Hồng Nam.

Đồng thời quyết định cử có thời hạn làm đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty đối với ông Nguyễn Ngọc Thạch (phụ trách chung) giao nắm giữ 31,32% vốn điều lệ và ông Đoàn Viết Thắng giao nắm giữ 20% vốn điều lệ.

Sau đó, Công ty vẫn chưa tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2016, nội bộ lãnh đạo Công ty có nhiều ý kiến “đấu đá”, không đồng thuận lẫn nhau.

Chính vì vậy, Bộ đã tổ chức một số cuộc họp với các bên liên quan để phân tích, đánh giá tình hình và thảo luận về phương án cử, miễn người đại diện phần vốn nhà nước.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất miễn nhiệm tư cách người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty đối với ông Nguyễn Ngọc Thạch. Tạm giao ông Đoàn Viết Thắng, Tổng Giám đốc đại diện nắm giữ 31,32% và ông Lê Hồng Nam, thành viên HĐQT đại diện nắm giữ 20% vốn điều lệ.

Tháng 4/2017, ông Trịnh Quốc Toàn lại bị khởi tố, bắt tạm giam về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Năm 2017, ông Vương Đình Huệ - thời điểm đó đang giữ vai trò Phó Thủ tướng - đã yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử lý dứt điểm các tồn tại về công tác tài chính, quản trị và nhân lực tại Công ty CP Thể dục thể thao Việt Nam.

Đồng thời khẩn trương xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần của Công ty CP Thể dục Thể thao Việt Nam để hoàn thiện hồ sơ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) theo quy định.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top