Tan máu cấp do dùng lá lộc mại chữa táo bón

Lộc mại đã khiến hai bệnh nhi rơi vào tình trạng nguy kịch do tan máu cấp dẫn tới thiếu máu nghiêm trọng. Vì vậy, không nên sử dụng lá lộc mại để chữa bệnh.
lộc mại

Không nên tự dùng lá lộc mại chữa bệnh

Bé Trần Thanh Thảo (1 tuổi, Phú Thọ)  bị táo bón được gia đình người quen mách hái lá lộc mại về nấu cháo cho con ăn. Sau hai lần ăn cháo, bé Thảo xuất hiện đi tiểu màu đỏ, da xanh, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ…

Tại Bệnh viện Nhi TƯ bé được chẩn đoán ngộ độc lá lộc mại gây tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng và lập tức được truyền máu cấp cứu. Sau 4 ngày điều trị tích cực, tình trạng của bệnh nhi đã ổn định.

Lời bàn: Lá lộc mại hay một số nơi gọi là “lá mọi” là lá của cây lộc mại, một loại cây cao khoảng 2-3 mét mọc hoang dại. Y văn Việt Nam chưa ghi nhận nghiên cứu về loại cây này.

Do có tác dụng nhuận tràng khi dùng liều nhỏ và tác dụng tẩy khi dùng liều lớn, nhân dân một số nơi thường mách nhau dùng lá này chữa táo bón, kiết lỵ…Tuy nhiên, nếu dùng với số lượng lớn, lá cây lộc mại có thể gây ngộ độc.

Các biểu hiện thường gặp sau khi ăn là: nhịp tim nhanh, bệnh nhân mệt yếu, da xanh, ăn không tiêu, đầy bụng, đau vùng ruột, đi ngoài lỏng hoặc táo bón. Trẻ có nước tiểu màu đỏ, đái vặt và buốt.

Từ đầu năm đến nay, khoa cấp cứu chống độc của bệnh viện đã tiếp nhận 2 ca ngộ độc lá lộc mại rơi vào tình trạng nguy kịch do tan máu cấp dẫn tới thiếu máu nghiêm trọng. Vì vậy, không nên sử dụng lá lộc mại để chữa bệnh, gây nguy hiểm cho tính mạng của người thân.

TS Lê Ngọc Duy (Phó trưởng khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi TƯ)

Theo Đời sống
12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
back to top