Sơn từ cô chữa đau họng, mất tiếng

(khoahocdoisong.vn) - Sơn từ cô có vị ngọt, hơi cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, thường dùng để chữa tràng nhạc kết hạch, yết hầu sưng đau, ho, mất tiếng, chữa mụn nhọt, nhọt độc...

Cây sơn từ cô còn gọi là thanh ngưu đởm, cửu ngưu đởm, kim chư đởm, củ gió. Cây thuộc loại dây leo, sống nhiều năm, thân dài tới 1,5m, thỉnh thoảng phình to lên từng đốt hình củ tròn to bằng ngón tay cái, có khi thành một dẫy gồm 5 – 9 củ, màu vàng nhạt, khi cắt có màu hơi trắng, vị đắng.

Thân trên mặt đất màu xanh lục nhạt, khi non có lông ngắn. Lá đơn, mọc cách, cuống lá dài 2-5cm, phiến lá hình mác nhọn, góc lá hình chữ V, phiến lá dài 5- 15cm, rộng 2 -5cm. Hoa đực cái khác gốc. Hoa đực mọc thành chùm nhiều hoa có cuống dài 2 – 5cm. Hoa cái cũng mọc thành chùm gồm 4 – 10 hoa. Quả tròn, cuống quả có có đầu phình ra, quả chín có màu hồng đỏ. Mùa hoa tháng 3 -5, quả tháng 11- 12.

Cây mọc hoang tại một số tỉnh miền núi như Lào Cai, Hòa Bình. Thu hái quanh năm, đào lấy củ về rửa sạch, phơi sấy khô. Khi dùng thái mỏng sắc uống hay giã nát đắp bên ngoài. Bộ phận dùng làm thuốc: rễ củ gọi là sơn từ cô.

Thành phần hóa học chủ yếu chứa palmatin và columbin. Theo tài liệu cổ, sơn từ cô có vị ngọt, hơi cay, tính bình, vào bốn kinh: phế, vị, can, tỳ. Có tác dụng thanh hỏa, giải độc, làm tan khối tích rắn, tiêu kết tụ, hóa đờm, giải độc, tiêu thũng.

Công dụng: Chữa tràng nhạc kết hạch, yết hầu sưng đau, ho, mất tiếng, chữa mụn nhọt, nhọt độc... Liều lượng: ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài đắp chữa ung nhọt.

DS Phạm Hinh (Phó chủ tịch Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top