Sơ cứu sai, mất cơ hội vàng cứu trẻ đuối nước

(khoahocdoisong.vn) - Chỉ trong 1 tháng qua, Bệnh viện Nhi có 10 trẻ bị đuối nước, trong đó có 4 trường hợp tử vong rất thương tâm. Nguyên nhân một phần do người lớn lơ là, không để ý dẫn tới tai nạn đáng tiếc và một phần là do sơ cứu sai dẫn tới mất cơ hội vàng cứu sống trẻ.

Phạm Hồ Thanh T. (7 tuổi, Bắc Giang) là 1 trong 3 em bị đuối nước ở Bắc Giang được chuyển xuống Bệnh viện Nhi T.Ư cấp cứu, nhưng do tình trạng quá nặng, gia đình đã xin đưa cháu về nhà để lo hậu sự.

Lời bàn: BS Nguyễn Trọng Dũng, Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, việc phát hiện sớm trẻ đuối nước và sơ cứu kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhưng thực tế chỉ có khoảng 40 - 50% trường hợp chuyển đến Bệnh viện Nhi T.Ư được sơ cứu đúng cách. Một nửa trường hợp còn lại vẫn dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy hoặc đang ép tim, hà hơi thổi ngạt cho trẻ nhưng khi tim chưa có nhịp đã dừng lại để tiếp tục vác. 

Cách cấp cứu đúng là ngay khi vớt trẻ lên, cần đặt nằm thẳng trên nền cứng, quan sát nhanh tình trạng trẻ, móc tất cả dị vật trong mũi, họng, sau đó nhanh chóng thực hiện ép tim và hà hơi thổi ngạt.

Với người chưa có kỹ năng sơ cứu, cần thực hiện ép tim 15 lần, hà hơi 2 - 5 lần, với nhân viên y tế chỉ cần thực hiện 2 lần hà hơi, ép tim 5 nhịp lặp lại liên tiếp cho đến khi trẻ có phản xạ. Vị trí ép tim nằm 1/2 dưới xương ức giữa. Khi ép, đặt thẳng tay lên ngực.

Sau 1 phút đánh giá lại xem bệnh nhân đã thở hay chưa và thực hiện bắt mạch. Người lớn bắt mạch cảnh, trẻ con bắt ở cánh tay, mạch quay, mạch bẹn vì cổ trẻ ngắn hơn. Sau 10 giây kiểm tra, nếu vẫn không thấy mạch thì tiếp tục lặp lại động tác ép tim ngoài lồng ngực.

Trong lúc ép tim, cần duy trì nhịp 100 lần/phút, cố gắng ép sâu và mạnh, độ lún bằng khoảng 1/3 bề dày lồng ngực.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top