Đứng ở chỗ nước nông vẫn bị đuối nước

(khoahocdoisong.vn) - Mùa hè đến trẻ em được nghỉ hè cộng với việc trẻ thường được tự chơi mà không có sự giám sát của người lớn, bên cạnh đó mùa hè cũng là lúc nhiều gia đình tổ chức đi tắm biển, nghỉ mát làm nguy cơ trẻ bị đuối nước tăng cao.

Bé Nguyễn Văn T. (5 tuổi, Việt Trì, Phú Thọ) đi tắm tại bể bơi cùng người thân, do chưa biết bơi nên bé chỉ đứng ở chỗ nước nông. Tuy nhiên, trong lúc người nhà không để ý T. bị chuột rút và ngã xuống nước. Bé được đưa lên bờ trong tình trạng tím tái toàn thân, tự thở kém, sau khi sơ cứu tại chỗ, tự thở được bé được chuyển đến Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ.

Sau khi được cho thở máy không xâm nhập, điều trị hỗ trợ, bé đã có tiến triển, không suy hô hấp, huyết động ổn định, còn tổn thương phổi.

Lời bàn: ThS.BS Cao Việt Hưng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Trung tâm Sản nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, mùa hè nguy cơ trẻ em đuối nước thường tăng cao. Chỉ trong 2 ngày 10 - 11/7/2020 khoa đã tiếp nhận 2 trường hợp trẻ bị đuối nước khá nặng.

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần giám sát trẻ cẩn thận, nhất là trong thời điểm trẻ được nghỉ học; quan sát kỹ trẻ khi đến nơi có nước và không để trẻ dưới 6 tuổi ở một mình trong bồn tắm; cần làm rào, lấp kín những hố và rãnh, ao hồ không cần thiết; đồng thời cho trẻ em học bơi và nâng cao kỹ năng phòng tránh, xử trí sơ cứu đuối nước ở mọi lứa tuổi vì sơ cứu ban đầu đúng cách sẽ giúp tăng cơ hội điều trị.

Khi bị đuối nước, nước sẽ tràn vào đường thở, lấp đầy các phế nang, không có không khí vào phổi, toàn bộ cơ thể thiếu oxy trẻ nhanh chóng đi vào hôn mê và tim chậm dần rồi ngừng hẳn. Thời gian vàng để cấp cứu trẻ đuối nước là từ 0 - 4 phút từ lúc trẻ rơi vào nước.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top