Sau ngộ độc thực phẩm, nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Khi bị ngộ độc thực phẩm, hầu hết có biểu hiện bị nôn, tiêu chảy, dẫn đến tình trạng dạ dày “yếu ớt”, cơ thể bị mất nước,... Vậy sau ngộ độc thực phẩm, nên ăn gì là điều cần được chú trọng để nhanh hồi phục?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, sau ngộ độc thực phẩm thường sức khỏe người bệnh suy kiệt và ăn uống không ngon miệng. Do đó, nên chú ý lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu, dễ hấp thu, tránh tạo thêm gánh nặng cho hệ đường ruột.

Uống nhiều nước

Nước đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể chống lại sự tác động của ngộ độc thực phẩm. Nôn mửa và tiêu chảy sẽ làm mất nước và cân bằng điện giải, do vậy hãy bắt đầu bằng việc uống vài ngụm nước nhỏ để phục hồi sức khỏe.

Ngoài nước lọc bình thường, bạn có thể sử dụng nước ép trái cây, cháo loãng, nước canh, nước hầm, nước luộc gà hay các loại nước điện giải oresol đều được.

Chuối

Chuối là một loại trái cây giàu kali, có thể giúp giảm triệu chứng nôn mửa và buồn nôn đồng thời dễ tiêu hóa. Với hàm lượng carbohydrate phức tạp và đường tự nhiên, chuối cung cấp năng lượng cho cơ thể. Và hàm lượng axit trong chuối không quá cao sẽ không gây hại đến dạ dày.

Táo

Táo chứa các thành phần có thể ngăn chặn sự tăng trưởng vi khuẩn trong dạ dày và mang lại sự giúp đỡ ngay lập tức khi bị ngộ độc thực phẩm. Giấm táo cũng chứa chất kiềm có khả năng giảm các triệu chứng khác nhau của ngộ độc thực phẩm, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Những loại quả mềm, mọng nước, ít axit cũng là lựa chọn tốt cho người bị ngộ độc thức ăn. Ví dụ như: quả hồng xiêm, dưa hấu, dưa gang, lê, anh đào, nho,...

Uống giấm táo

Giấm táo có tính kiềm là loại giấm tốt nhất, làm dịu niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, giấm táo giúp hồi phục nhanh tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Sữa chua

Quá trình ngộ độc thực phẩm có thể tiêu diệt các lợi khuẩn đường ruột. Do vậy, khi cảm thấy bản thân đã khỏe lại, người bệnh có thể sử dụng sữa chua để tái tạo những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Mật ong

Mật ong là một lựa chọn tốt để ăn bởi có thể giải quyết hậu quả của ngộ độc thực phẩm. Trong mật ong có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, điều trị tốt cho chứng khó tiêu. Có thể dùng 1 thìa mật ong ở dạng nguyên chất hoặc bỏ vào một cốc trà nóng rồi uống.

Chanh

Chanh có tính kháng khuẩn, có tác dụng chống viêm mạnh và chống lại virut, có thể diệt vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm. Vài cốc nước chanh ấm sau khi ngộ độc thực phẩm sẽ có tác dụng hữu hiệu.

Lá húng quế

Loại rau thơm này có thể giúp giảm bớt sự khó chịu khi bạn bị ngộ độc thức ăn. Có thể lấy nước ép lá húng quế pha với một thìa mật ong để uống trong ngày.

Ăn cơm hoặc cháo trắng

Cơm gạo trắng là thức ăn hoàn hảo sau ngộ độc thực phẩm do không kích thích dạ dày và đủ năng lượng cho cơ thể.

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất cứ ai, do đó, chúng ta không nên chủ quan và cần chủ động thực hiện các phương pháp phòng tránh như sau:

Ưu tiên sử dụng các thực phẩm tươi sống, không bị dập nát, có nguồn gốc và chất lượng đảm bảo.

Tuyệt đối không được sử dụng đồ ăn đã quá hạn sử dụng, đồ ăn có mùi hoặc dấu hiệu ôi thiu.

Không nên bảo quản thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh và cũng không nên sử dụng các loại thực phẩm này để chế biến. Bởi các vi khuẩn gây hại hoàn toàn có thể sinh sôi và phát triển ngay cả trong điều kiện bảo quản của tủ lạnh.

Đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh trong quá trình nấu nướng. Ví dụ như không sử dụng chung thớt thái đồ ăn sống và đồ ăn chín, rửa sạch các dụng cụ nấu nướng,...

Thực hiện nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”. Đặc biệt là với mẹ bầu đang trong thai kỳ hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
back to top